An toàn thông tin

3 thách thức về ATTT đối với doanh nghiệp Việt Nam

TP 06:31 06/12/2023

Trước những rủi ro an toàn thông tin (ATTT) đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) cần phòng thủ chủ động, giám sát liên tục 24/7 và định kỳ rà soát hệ thống cũng như xây dựng chiến lược phòng thủ theo chiều sâu.

3 thách thức về ATTT đối với các DN Việt hiện nay

Theo báo cáo “Tình hình nguy cơ ATTT tại Việt Nam” do Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) phát hành, trong năm 2023, đã có gần 80.000 tài khoản bị xâm nhập và đánh cắp, trong đó phần lớn thuộc về tài chính - ngân hàng và sản xuất (chiếm gần 60%), tăng gần 200% so với thời điểm năm ngoái và có nguy cơ gây thiệt hại lên tới 16,5 tỷ đồng. Dù vậy, bán lẻ và giáo dục cũng đang nổi lên như những “con mồi” mới của hacker với hơn 22.000 tài khoản bị xâm nhập

VCS đã ghi nhận: Xấp xỉ 5.800 tên miền lừa đảo, giả mạo thương hiệu DN, tổ chức; 126 chiến dịch tấn công nhằm mục đích xâm nhập, theo dõi, đánh cắp thông tin; 24 vụ lộ lọt dữ liệu do bị tấn công và rao bán thông tin; 16 lỗ hổng được sử dụng khai thác tấn công; 698 cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) với băng thông lớn hơn 5 Gps, có thể gây gián đoạn dịch vụ hơn 3.000 phút.

Trước bối cảnh ATTT như vậy, ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ An ninh mạng - Công ty An ninh mạng Viettel cho biết, thách thức đối với các DN, tổ chức nằm ở 3 yếu tố:

Yếu tố thứ nhất là con người, khi mà cả thị trường ATTT Việt Nam hiện nay đều thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng cũng như thiếu nhận thức về bảo mật với người dùng cuối.

Yếu tố thứ 2 là quy trình, khi mà các đơn vị hiện nay thường đầu tư xong rồi để đó mà thiếu đi các biện pháp giám sát liên tục. Chưa kể, còn chậm cập nhật với nguy cơ ATTT toàn cầu cũng như với các cuộc tấn công mạng, dẫn đến khi nguy cơ xảy ra, dù có cảnh báo nhưng vẫn mất nhiều ngày, nhiều tuần hay thậm chí hàng tháng trời để có các biện pháp phản ứng phù hợp.

Cuối cùng, đó là những thách thức về mặt công nghệ, khi thiếu các giải pháp phòng chống tấn công tiên tiến và phòng chống tấn công DDoS với băng thông lớn.

r6ii1725.jpg
Ông Trần Minh Quảng: Con người, quy trình và công nghệ là 3 thách thức lớn nhất trong việc bảo đảm ATTT hiện nay.

Nhiều đơn vị chưa sử dụng hiệu quả các giải pháp ATTT đã đầu tư

Đứng trước những nguy cơ như vậy, đại diện VCS đã đưa một khung kiến trúc về ATTT cơ bản bao gồm 5 thành phần cho các DN, dựa trên các tiêu chuẩn trên thế giới và kinh nghiệm của Công ty An ninh mạng Viettel. Thành phần đầu tiên là nhận diện (identify) - những giải pháp, hành động giúp nhận biết được bối cảnh nguy cơ, nhận thức được những rủi ro đang tác động đến tổ chức.

Tiếp theo là thành phần bảo vệ (protect) - những giải pháp giúp bảo vệ hạ tầng CNTT, tài sản số khỏi những cuộc tấn công từ bên ngoài.

Sau đó là phát hiện (detect) - giúp phát hiện ngay lập tức những sự xâm nhập vào trong hệ thống.

Thành phần thứ 4 là phản ứng (respond) - giải pháp giúp phản ứng lại với những sự cố, để từ đó thiết lập những quy trình liên quan đến phản ứng, giảm thiểu thiệt hay hay cải tiến những hệ thống đã triển khai.

Cuối cùng là thành phần liên quan đến khôi phục (recovery) – nhóm giải pháp giúp khôi phục sau sự cố, cải tiến và nâng cấp năng lực phòng vệ.

Bên cạnh khung kiên trúc này, các DN cũng cần triển khai phòng thủ theo chiều sâu vì trong ATTT, không có một giải pháp nào là an toàn tuyệt đối trước mọi cuộc tấn công mà vẫn có những tỷ lệ bỏ lọt nhất định. Vì vậy, khi triển khai chiến lược với nhiều lớp phòng thủ khác nhau, sẽ giúp các tổ chức tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn tấn công mạng một cách hiệu quả. Khi đó, ngay cả khi một lớp phòng thủ bị vượt qua, những lớp khác vẫn có thể bảo vệ hệ thống an toàn.

Đây là một tỷ lệ tương đối yên tâm để chúng ta có thể cung cấp dịch vụ online mà không bị gián đoạn, khi có thể đảm bảo xuyên suốt hàng ngày hàng giờ với các nghiệp vụ được tiến hành liên tục”, ông Quảng nhận định.

Bên cạnh đó, một số tổ chức dù đã được đầu tư nhiều cho các giải pháp ATTT nhưng vẫn chưa được sử dụng một cách tối ưu và hiệu quả. Lý giải cho điều này, ông Quảng cho rằng, nguyên nhân là do các tổ chức vẫn đang thiếu sự cập nhật tri thức bảo mật mới, trong bối cảnh tin tặc (hacker) thường xuyên được cập nhật những phương thức tấn công mới hàng ngày hàng giờ hay những kiến thức về tình hình ATTT ở Việt Nam hiện nay như bối cảnh, nguy cơ, rủi ro…

Ngoài ra, điểm chưa hiệu quả khác còn đến từ việc vận hành khai thác các giải pháp bảo mật cũng như chưa có sự rà soát để kiểm tra xem những công cụ này có đang bị tin tặc âm thầm vượt qua hay không.

r6ii1618.jpg
Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá sẽ giúp DN chủ động hơn trong việc bảo đảm ATTT.

Cần rà soát định kỳ để đảm bảo không có hacker xâm nhập

Đề xuất các giải pháp để bảo mật cho DN hiệu quả, ông Quảng khẳng định, các tổ chức cần triển khai các biện pháp để giám sát liên tục 24/7 trong 365 ngày, thay vì chỉ đầu tư rồi để đó hay chỉ rà soát trong giờ hành chính. Bởi vì, hacker sẽ chờ đợi những khung giờ mà các nhân sự kỹ thuật dễ lờ lờ, mất cảnh giác nhất để thực hiện các cuộc tấn công. Chỉ có sự giám sát liên tục, các biện pháp triển khai bảo mật mà DN đã đầu tư mới thực sự phát huy tối đa hiệu quả.

Các giải pháp có thể triển khai bảo đảm việc giám sát, giúp dịch vụ có thể vận hành liên tục đến khách hàng gồm: Hệ thống SOC 24/7 để duy trì và bảo đảm an ninh thông tin của tổ chức cũng như phát hiện sớm, phản ứng nhanh, quản lý rủi ro, cải tiến liên tục; Công cụ Anti-DDoS bảo vệ dịch vụ, hệ thống, đường truyền, duy trì dịch vụ, giảm downtime (thời gian gián đoạn), bảo vệ tài nguyên hệ thống, phát hiện và phản ứng tự động; Hệ thống tường lửa giúp bảo vệ ứng dụng web trước tấn công trên Internet, chặn lọc tấn công, kiểm soát truy cập, vá lỗ hổng bảo mật (virtual patching).

Bên cạnh đó, đối với việc cập nhật tri thức ATTT, theo ông Quảng, thay vì chờ đợi sự cố xảy ra, các tổ chức cần chủ động bổ sung kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như thông qua các chương trình “tình báo nguy cơ” hay kể từ cả từ những trang web không công khai (dark web)để nắm được thông tin về kỹ thuật tấn công, chiến thuật… của nhóm tội phạm, để có sự phòng bị kịp thời trước khi hacker tấn công trên hệ thống.

Phương án này giúp chúng ta bảo vệ hiệu quả hơn rất nhiều thay vị bị động chờ đợi các cuộc tấn công”, ông Quảng bày tỏ.

Đồng thời, để đảm bảo các giải pháp đã đầu tư có thể bảo vệ theo chiều sâu và không bị âm thầm vượt qua, các đơn vị cần định kỳ rà soát, kiểm tra lại hệ thống thông qua các chương trình đánh giá lỗ hổng bảo mật xác định rủi ro, kiểm tra mức độ tuân thủ với các chính sách đã ban hành hay chương trình Kiểm thử hệ thống vào hệ thống, ứng dụng, mạng để phát hiện lỗ hổng, khuyến nghị khắc phục.

Các công việc này cần tiến hành định kỳ sau một khoảng thời gian nào đó như 1 tháng, 1 quý hay 6 tháng để kiểm tra xem có kẻ xấu nào xâm nhập hay không”, ông Quảng kết luận./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Đừng bỏ lỡ
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
3 thách thức về ATTT đối với doanh nghiệp Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO