Viettel Threat Intelligence giúp phân tích, cảnh báo các mối đe dọa mạng

Lam Lam| 01/10/2020 14:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuối tháng 9/2020, Công ty An ninh mạng Viettel (VCS) đã chính thức ra mắt nền tảng chia sẻ tri thức an ninh mạng Viettel Threat Intelligence, giúp thu thập, phân tích và cảnh báo các mối đe doạ trên không gian mạng dành cho tổ chức/doanh nghiệp (DN).

Tri thức an ninh mạng (Threat Intelligence) từ lâu đã là một lĩnh vực trọng điểm trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin (ATTT), tập trung vào việc thu thập và phân tích thông tin về các cuộc tấn công mạng hiện tại, tiềm năng đe dọa tới tài sản, uy tín cũng như sự an toàn của các tổ chức/DN. Đây được xem là một biện pháp bảo mật chủ động, hiện đại giúp các tổ chức, DN ngăn chặn sớm vi phạm dữ liệu, tấn công mã độc, thông tin sai sự thật của tổ chức.

Viettel Threat Intelligence cung cấp các thông tin được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau về các mối đe dọa trên không gian mạng cho các tổ chức. Với thế mạnh là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (ISP) lớn nhất Việt Nam, nguồn tri thức của Viettel Threat Intelligence rất phong phú, được thu thập và tổng hợp trên hệ thống mạng lưới rộng khắp, deep web, dark web, cuộc tấn công mã độc, tấn công có chủ đích…

Thông qua các API tiêu chuẩn quốc tế như STIX/TAXII, nguồn tri thức Viettel Threat Intelligence không những được sử dụng để bổ sung dữ liệu phân tích cho giải pháp ATTT thành phần trong hệ sinh thái SOC của VCS mà còn có thể tích hợp được với các giải pháp của các hãng quốc tế khác.

Các nguồn dữ liệu của Viettel Threat Intelligence rất đa dạng, bao gồm: Dữ liệu từ ISP toàn cầu; Dữ liệu từ các tổ chức bên ngoài; Dữ liệu thu được từ quá trình thực hiện các dịch vụ ATTT; Dữ liệu thu được từ quá trình cung cấp dịch vụ giám sát ATTT 24/7. Đặc biệt là nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu nội bộ do các chuyên gia hàng đầu của Viettel thực hiện.

Viettel chính thức ra mắt nền tảng Threat Intelligence - Ảnh 1.

Hiện tại, dịch vụ Viettel Threat Intelligence cung cấp 3 gói dịch vụ ra thị trường (Basic, Advanced, Extreme) với các tính năng chính:

Targeted Threat Intelligence: Thu thập, cảnh báo các thông tin về các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, DN như: Thông tin về các nguy cơ lạm dụng thương hiệu; Thông tin về dữ liệu bị đánh cắp, rò rỉ của tổ chức. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đăng ký theo dõi, nhận cảnh báo về các thông tin, các mối đe dọa liên quan đến thương hiệu của khách hàng.

Threat feeds: Cung cấp Machine Readable Threat Intelligence (MRTI) thông qua Threat Feed (IP, domain, hash,...) giúp các giải pháp đảm bảo ATTT được cập nhật dấu hiệu nhận diện các nguy cơ, mã độc mới nhất, không có độ trễ và không cần sự can thiệp của con người.

Threat collection: Đối với một hệ thống Threat Intelligence, khả năng thu thập thông tin nhanh, chính xác, giá trị cao là đặc biệt quan trọng. Viettel Threat Intelligence có khả năng thu thập thông tin về nguy cơ an ninh mạng từ nhiều nguồn, đặc biệt từ các nguồn riêng, bí mật, không phổ biến để phân tích và cảnh báo.

Threat alert: Dịch vụ Viettel Threat Intelligence có khả năng cảnh báo các mối đe dọa ATTT mới nhất. Đặc biệt, các cảnh báo được đưa ra từ rất sớm, ngay khi nguy cơ vừa xuất hiện kèm theo đầy đủ phân tích kỹ thuật, đánh giá chi tiết của chuyên gia, cách phát hiện và phòng chống. Điều này đem lại lợi thế lớn giúp tổ chức, DN nhanh chóng phản ứng và chặn đứng nguy cơ - ngay cả khi cuộc tấn công chưa diễn ra.

Threat investigation: Cung cấp các thông tin cơ bản về các mối đe dọa (tên người đăng ký, thời gian đăng ký, cách phân giải tên miền...), đồng thời đánh giá và cho điểm để xác định mức độ nguy hiểm cho mỗi mối đe dọa. Ngoài ra, dịch vụ còn cho phép hiển thị các thông tin về các đối tượng liên quan đến mối đe dọa đó để hỗ trợ điều tra chuyên sâu thông qua dạng biểu đồ.

Keyword monitoring: Cho phép tổ chức, DN thiết lập các từ khóa cần theo dõi, quan tâm. Bất kỳ thông tin nào xuất hiện liên quan đến các từ khóa thiết lập sẽ được cảnh báo.

Global threat report: Bên cạnh thông tin về các nguy cơ nguy hiểm được cảnh báo trực tiếp, Viettel Threat Intelligence còn cung cấp bức tranh toàn cảnh, giúp DN nhận thức và nắm được tình hình an ninh mạng đang diễn ra trên toàn cầu.

Ngoài ra, giải pháp Viettel Threat Intelligence còn hỗ trợ DN trong việc xử lý các nguy cơ ATTT có thể xảy ra như gỡ bỏ website giả mạo/lạm dụng thương hiệu và cung cấp thông tin phản ứng nguy cơ cho khách hàng, đội ngũ vận hành 24/7.

Để biết thêm chi tiết, quý độc giả vui lòng liên hệ Công ty An ninh mạng Viettel, địa chỉ: Tầng 41, Keangnam Landmark 72 Phạm Hùng, Hà Nội và truy cập website viettelcybersecurity.com; email: vcs.sales@viettel.com.vn; Điện thoại: 0971.360.360.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Viettel Threat Intelligence giúp phân tích, cảnh báo các mối đe dọa mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO