30 tuổi, sổ tiết kiệm vẫn gần 0, đây là 3 điều bạn cần thực hiện gấp để "nâng cấp" cuộc đời

Hoàng Lan| 18/05/2020 23:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Nếu không mau chóng nhìn lại cuộc sống của mình, lên kế hoạch "nâng cấp" nó thì sau 30 tuổi, ngoài cái nghèo, bạn sẽ được cuộc đời “tặng” thêm sự thất bại thảm thương.

Những năm trong độ tuổi 20 là thời gian bạn nên tập trung vào việc học hành, bắt đầu sự nghiệp và đánh dấu bước chuyển sang tuổi trưởng thành. Đa số những người trẻ không có một kế hoạch tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu khi trước tuổi 30. Bởi lẽ họ vẫn còn quá nhiều lo toan cuộc sống: có người phải kiếm tiền để trả góp tiền nhà, nuôi gia đình, tận hiếu với cha mẹ, có người sự nghiệp vừa mới bắt đầu... Phần lớn mọi người còn chưa kịp đứng vững chân đã phải gánh trên vai rất nhiều trách nhiệm, vội vàng bước nhanh chóng trên đường đời.

Ở tuổi 30, tài khoản tiết kiệm vẫn xấp xỉ 0, cũng không sao. Nhưng điều đó có nghĩa là bạn đang cần tổng kết, xem xét lại những gì bạn đã và đang trải qua. Nếu không nhận thức sớm những gì mình cần làm, phải làm, sau 30 tuổi ngoài cái nghèo bạn còn được cuộc đời "tặng" thêm sự thất bại thảm thương.

Bước vào ngưỡng mới của cuộc đời, đây là lúc bạn nên nghiêm túc về việc thiết lập cho mình một tương lai tài chính tươi sáng và vững chắc. Dưới đây là ba trong số những lời khuyên về tài chính bạn nên ưu tiên thực hiện khi ở độ tuổi 30, để có thể nâng cấp cuộc đời khi về già:

1. Tăng khoản tiết kiệm nghỉ hưu

Không ai biết tương lai sẽ có những chuyện gì xảy ra, vì vậy hãy lập một quỹ tiết kiệm hưu trí cho mình càng sớm càng tốt. Bỏ vào tài khoản tiết kiệm cho tuổi già bao nhiêu là tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý chí của bạn. Có rất nhiều chương trình bảo hiểm nghỉ hưu dành cho người trẻ với tỷ lệ đóng góp khá thấp, chỉ 2-3% tổng thu nhập cá nhân hàng tháng. Trong khi đó, hầu hết các nhà hoạch định tài chính đề xuất tỷ lệ tiết kiệm hưu trí mục tiêu là 10% tiền lương của bạn. 

Bạn không cần phải đạt được mục tiêu 10% ngay lập tức bởi nó khá khó để thực hiện khi vừa bắt đầu. Hãy bắt đầu với tỷ lệ đóng góp nhỏ, sau đó tăng dần % mỗi năm cho đến khi bạn đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ, nếu bạn đang bỏ ra 4% tiền lương cho quỹ tiết kiệm hưu trí trong năm nay, thì hãy tăng nó lên 5% vào năm tới, 6% vào năm sau... Bạn sẽ hầu như không nhận thấy sự gia tăng nhẹ, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn sau khoảng thời gian dài.

30 tuổi, sổ tiết kiệm vẫn gần 0, đây là 3 điều bạn cần thực hiện gấp để nâng cấp cuộc đời - Ảnh 1.

2. Thiết lập khoản tiết kiệm giáo dục cho con cái 

Là bậc làm cha làm mẹ, bạn sẽ không nỡ nói với con rằng cha mẹ không đủ tiền để cho con học tiếp hay để vấn đề tài chính vô tình trở thành bước cản để con không chạm đến được ước mơ, cơ hội mà con có. Cho nên, một khi bạn đã có con, hãy bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt. Trên thực tế, bạn bắt đầu càng sớm, giá trị tiền của bạn sẽ càng được nhân lên. 

Ví dụ, dựa trên lợi nhuận trung bình hàng năm là 7%, một khoản đầu tư 1.000 USD khi con bạn 10 tuổi có thể tăng lên 1.718 USD khi chúng 18. Tương tự, nếu bạn đầu tư khi chúng 5 tuổi, con số đó sẽ tăng lên 2.410 USD. Và, nếu bạn để ra 1.000 USD khi con bạn mới sinh, nó có thể tăng lên 3,380 USD với tỷ lệ này. Nói cách khác, các khoản đầu tư sớm sẽ có giá trị gộp lớn hơn nhiều so với các khoản đầu tư muộn hơn. Bởi vậy, ngay cả khi con bạn không còn nhỏ nữa, thì không có thời gian tốt nào để đầu tư hơn là ngay lúc này.

Một nguyên tắc khi lập quỹ tiết kiệm đó là không rút tiền ra. Tiết kiệm là thói quen khó xây dựng và cũng khó duy trì nếu như bạn luôn trong tâm thế có thể rút khoản tài chính này bất cứ khi nào cần đến. 

Cha mẹ không thể nghĩ rằng tháng này mình cần thêm tài chính bù vào khoản tiền để mua xe, sửa nhà… thì có thể rút từ khoản tiết kiệm cho con dùng trước và bổ sung vào sau. Việc làm này sẽ khiến quỹ tài chính dành cho việc giáo dục con không bao giờ tăng giá trị lên qua các năm, thậm chí có thể làm thất bại kế hoạch tích lũy cho tương lai của con trẻ mà bạn đã xây dựng lâu nay. 

Bởi vậy một khi đã có kế hoạch tiết kiệm, bạn hãy học cách nói “không” kho có ý định rút tiền ra khỏi quỹ tài chính này. Đừng để các khoản chi tiêu khác trở thành yếu tố cản trở quá trình bạn thực hiện kế hoạch tích lũy cho tương lai con trẻ. Lời khuyên cho các bậc cha mẹ là hãy hoạch định một mục tiêu tiết kiệm để dễ dàng phân bổ chi tiêu dài hạn hay ngắn hạn cho gia đình một cách phù hợp nhất.

30 tuổi, sổ tiết kiệm vẫn gần 0, đây là 3 điều bạn cần thực hiện gấp để nâng cấp cuộc đời - Ảnh 2.

3. Thoát khỏi các khoản nợ thẻ tín dụng

Một người Mỹ trưởng thành trung bình nợ 6.814 USD trong thẻ tín dụng. Dựa trên lãi suất thẻ tín dụng trung bình khoảng 17%, khoản tiền này sẽ chuyển thành 1,158 USD tiền lãi mỗi năm.

Một tỷ lệ cân bằng có thể ​​tạo ra lợi nhuận hàng năm là từ 7-8% theo thời gian và ngay cả các nhà đầu tư lớn cũng chỉ hy vọng đạt được lợi nhuận một cách nhất quán trong khoảng 12%. Vì vậy, nếu bạn đang đầu tư tiền vào lĩnh vực gì đó trong khi bạn vẫn còn nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao, thì bạn thực sự đang mất tiền. Nói cách khác, bạn kiếm được 8% cho các khoản đầu tư của mình nhưng lại phải trả tới 17% cho các chủ nợ ngân hàng, thì đó chính xác không phải là một công thức cho sự thịnh vượng tài chính.

Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất bạn nên làm trong độ tuổi 30 nếu bạn muốn cải thiện vấn đề tài chính của mình đó là thoát khỏi nợ thẻ tín dụng ngay cả khi điều đó có thể khiến bạn phải tiết kiệm hoặc đầu tư ít hơn.  

Theo Medium

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
30 tuổi, sổ tiết kiệm vẫn gần 0, đây là 3 điều bạn cần thực hiện gấp để "nâng cấp" cuộc đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO