Khai thác tiềm năng kinh tế từ nữ giới tại ASEAN
Tại ASEAN, phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong các hoạt động kinh tế, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Với việc tăng cường thực hiện Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW), các nước ASEAN đã đạt nhiều tiến bộ trong việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế cũng như củng cố vai trò của họ trong đời sống chính trị, xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện còn nhiều tiềm năng của phụ nữ chưa được khai thác hết, đặc biệt là tiềm năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và khu vực.
Theo Viện Quốc tế McKinsey, nếu phụ nữ ở Đông và Đông Nam Á tham gia một cách bình đẳng trong nền kinh tế thì sẽ đóng góp thêm 900 tỷ USD/năm vào năm 2025, làm gia tăng 8% GDP so với kịch bản kinh doanh bình thường.
Báo cáo từ Tổ chức Oxfam cũng cho thấy trong các ngành nghề vẫn còn tình trạng phụ nữ có mức lương thấp hơn 33% so với đồng nghiệp nam giới. Mức chênh lệch tiền lương này lên đến 43% tại các công ty nông nghiệp và công ty nước ngoài. Tại khu vực công, chỉ có 1 trong số 20 bộ trưởng và 89 trong số 1.048 vụ trưởng là nữ. Đây cũng là tình trạng chung trên toàn cầu, nam giới thường có mức sở hữu đất, cổ phiếu và các tài sản vốn nhiều hơn số nữ giới, nam giới luôn được trả lương cao hơn phụ nữ làm cùng vị trí và phần lớn các công việc được trả lương cao là do nam giới nắm giữ.
Lấy ví dụ Arlen, chủ sở hữu tiệm bánh Ninesix Bakery ở Medan, Indonesia. Cô mới 22 tuổi và đã là một nữ doanh nhân ngay từ khi 18 tuổi, tức là lúc cô bắt đầu bán chiếc bánh đặc trưng của mình trên Instagram. Ba năm sau, cô đã có đủ doanh thu để đảm bảo mở cửa hàng và chi trả tiền lương cho hai vị trí công việc cho người dân địa phương. Arlen mong muốn mở thêm nhiều tiệm bánh khác và mở rộng đến Jakarta. Tuy nhiên, dường như Arlen là một trường hợp đặc biệt. Các nhà nghiên cứu tại hãng tư vấn Centennial Asia Advisors cho biết sự kết hợp giữa các yếu tố “đẩy” và “kéo” khiến phụ nữ thích duy trì các hoạt động kinh tế nhỏ và trong nền kinh tế phi chính thức. Các yếu tố này bao gồm: Thiếu tự tin để quản lý đơn đặt hàng lớn hơn; Thiếu vốn để mua nguyên liệu thô hoặc thuê thêm nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng; Ưu tiên không tuyển dụng nhân viên mới, ngoài các thành viên gia đình; Cần phải có sự chấp thuận của chồng để vay và cầm cố tài sản thế chấp.
Một thách thức khác được Centennial Asia Advisors xác định là các doanh nghiệp Indonesia do phụ nữ sở hữu thường được gia đình xem như là phần thu nhập bổ sung. Đóng góp kinh tế của họ cho gia đình được sử dụng để trang trải các nhu cầu bổ sung như học phí, chi phí y tế và các khoản tiết kiệm. Một phần, suy nghĩ này bắt nguồn từ việc kinh doanh của phụ nữ là phụ, họ cần tập trung chăm sóc trẻ em và người cao tuổi. Công việc chăm sóc gia đình này không được trả lương mặc dù đóng góp rất nhiều cho sự hưng thịnh của nền kinh tế và thực tế cũng không hề được công nhận và đãi ngộ từ phía các thành viên nam trong gia đình. Điều này khiến phụ nữ bị phụ thuộc và hạn chế sự lựa chọn việc làm của họ trong xã hội.
Nhiều quốc gia ASEAN đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đạt được bình đẳng giới về trình độ học vấn, nhưng sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế bị tụt lại phía sau. Mặc dù có bước tiến đáng kinh ngạc, nhưng những phụ nữ trẻ có tri thức này vẫn không được tham gia bình đẳng vào nền kinh tế. Ví dụ, trình độ học vấn theo giới tính của Indonesia (0,986) đứng cao thứ ba trong ASEAN, nhưng cơ hội và sự tham gia vào nền kinh tế của họ được đánh giá rất thấp (0,610) . Nói cách khác, lợi tức đầu tư từ giáo dục đối với phụ nữ không được biểu hiện trong hoạt động kinh tế. Chính vì thế, chính phủ nước này đang tích cực triển khai các chính sách ưu tiên cho phụ nữ, những người vẫn chưa được đảm nhận vị trí quản lý cấp cao do các ràng buộc của trách nhiệm gia đình. Chính phủ cũng đang thúc đẩy các chính sách khuyến khích phụ nữ theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Nếu chúng ta cho rằng sự không phù hợp này về thành tựu kinh tế của phụ nữ và thành tựu giáo dục đang xảy ra cùng lúc với một khu vực nhân khẩu học trong ASEAN, chúng ta có thể thấy khu vực này đang đe dọa mất cơ hội thế kỷ. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, các nhà lãnh đạo ASEAN nói với hy vọng rằng phân chi nhân khẩu học của ASEAN sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo Trung tâm Đông Tây, "khoảng 60% dân số ASEAN là dưới 35 tuổi và 43% là dưới 24 tuổi". Điều này có nghĩa là có khoảng 380 triệu thanh niên, những người mang theo họ lời hứa về sự thịnh vượng bao trùm cho các quốc gia ASEAN. Đây là thời điểm đột phá của ASEAN.
TheoTrung tâm Đông Tây (East-West Center), với gần 60% dân số ASEAN ở dưới độ tuổi 35 và 43% là dưới độ tuổi 24, bộ phận dân số trong tuổi lao động sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm tới làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tài chính tiêu dùng. Điều này có nghĩa là sẽ có khoảng 380 triệu thanh thiếu niên, những người mang theo họ lời hứa về sự thịnh vượng bao trùm cho các quốc gia ASEAN. Đây cũng chính là thời điểm đột phá của ASEAN. Để nắm bắt cơ hội từ sự tăng trưởng toàn cầu và một lực lượng lao động ngày càng mở rộng, có trình độ cao, ASEAN cần cả lực lượng lao động nam và nữ tham gia bình đẳng vào nền kinh tế. Trong việc theo đuổi các cơ hội kinh tế và khát vọng, các gia đình sẽ có lợi thế tốt hơn để xây dựng nền tảng kinh tế vững mạnh và an toàn ở cấp hộ gia đình.
4 giải pháp hỗ trợ các doanh nhân nữ ASEAN phát triển
Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực năm 2018” (Regional Economic Outlook 2018), các nhà kinh tế kêu gọi các chính phủ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hiện tại và đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội và chính thức hóa nền kinh tế để phòng chống sự bất ổn kinh tế trong tương lai. Không có các chính sách và sự đầu tư của chính phủ, sự phân chia nhân khẩu học của ASEAN sẽ không tạo ra sự thịnh vượng chung cho khu vực.
Theo đó, môi trường chính sách cần định giá lại và tái phân bổ các công việc chăm sóc để chấm dứt tình trạng gấp đôi gánh nặng mà nhiều phụ nữ gặp phải. Ngoài ra, nâng cao vị thế kinh tế cho phụ nữ là lợi thế trong các doanh nghiệp, bởi thực tế vấn đề thành kiến vẫn đang cản trở phụ nữ tiếp cận các nguồn lực, tài sản và các vị trí lãnh đạo.
Theo Centennial Asia Advisors, 4 hoạt động sau sẽ kết nối phụ nữ vào nền kinh tế và khai phá các tiềm năng cao hơn từ họ:
1.Tiếp cận thị trường
Các doanh nhân đều đánh giá cao tầm quan trọng của thông tin về các cơ hội thị trường và cách thâm nhập chúng.
2. Xác minh giá trị
Để thu hút phụ nữ tham gia vào các nhóm kinh tế cần giúp họ hiểu rõ những lợi thế kinh doanh của mình là gì để đăng ký doanh nghiệp và tham gia vào nền kinh tế chính thức. Điều này có nghĩa là chính phủ cần đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, nâng cao nhận thức và cung cấp các ưu đãi để thu hút những người làm việc nền kinh tế phi chính thức trở thành doanh nghiệp đăng ký hợp pháp.
3. Điều chỉnh các chính sách tài chính
Centennial Asia Advisors nhận thấy các doanh nhân nhỏ và siêu nhỏ thường không nhạy bén về giá cả. Họ sẽ sẵn lòng trả lãi suất cao hơn nếu họ có thể tiếp cận tín dụng nhanh chóng với các điều khoản vay phù hợp với dòng tiền kinh doanh của họ. Các chủ doanh nghiệp nữ cũng cần ngân hàng chấp nhận các hình thức thế chấp phi truyền thống. Bởi vì các chủ doanh nghiệp nữ thường cần sự chấp thuận của vợ/chồng để cầm cố tài sản gia đình làm tài sản thế chấp, tăng trưởng kinh doanh của họ bị phụ thuộc bởi văn hóa và lợi ích tài chính cạnh tranh ở cấp hộ gia đình.
4. Đào tạo các kỹ năng kinh doanh cần thiết
Các đào tạo hoặc hỗ trợ tư vấn được các doanh nhân đánh giá có vai trò rất quan trọng. Đối với các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, việc tăng cường và mở rộng các kỹ năng của họ là rất quan trọng