5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Bình Minh| 03/12/2020 15:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xác định rõ các giải pháp để phòng, chống thông tin xấu độc và lan tỏa những thông tin tốt trên mạng xã hội.

Hệ lụy của thông tin xấu, độc, bịa đặt, thiếu kiểm chứng

Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển khá nhanh, đa dạng, ngày càng mở rộng và thu hút nhiều người dân quan tâm, sử dụng, nhất là giới trẻ. Theo thống kê, trên mạng xã hội Fecebook tính đến cuối năm 2018 có 60 triệu người sử dụng tại Việt Nam. ¾ trong số người dùng mạng xã hội này là người trẻ (18-34 tuổi) và thời gian sử dụng trung bình từ 2,5 tiếng mỗi ngày. Đó là chưa kể các mạng xã hội khác...

Bên cạnh những yếu tố tích cực thì những mặt trái của mạng xã hội đang có chiều hướng gia tăng, được các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước, lôi kéo các phần tử chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trên mạng xã hội ngày càng xuất hiện ngày càng nhiều thông tin bịa đặt, thiếu kiểm chứng, thông tin xấu, độc hại, gây bất bình và mất lòng tin trong nhân dân.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp kiểm soát, ngăn chặn nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của công nghệ. Rất nhiều tổ chức, cá nhân trăn trở với thực trạng này và mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng, giới khoa học khẩn trương nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu, nhằm kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng thông tin độc hại, phản cảm trên mạng xã hội hiện nay, góp phần định hướng thông tin cho người dùng mạng.

5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Theo Trung ương Đoàn, cần xác định rõ phòng, chống thông tin xấu, độc và tuyên truyền lan tỏa những thông tin tốt là một nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai thường xuyên liên tục. Cụ thể, cần triển khai 5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Thanh niên cần chia sẻ những việc làm tốt, câu chuyện hay để tránh xa tin xấu, độc. Ảnh: Bình Minh

Thứ nhất, tổ chức Đoàn các cấp cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với âm mưu "Diễn biến hòa bình", phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa. Trong đó, triển khai các biện pháp, giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc tác động đến tư tưởng của đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách.

Thứ hai, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên về Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH ở nước ta; tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền sâu rộng về những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới và ý nghĩa của con đường đi lên CNXH ở nước ta. 

Đồng thời, cần vạch trần âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc phủ nhận nền tảng tư tưởng CNXH. Từ đó nâng cao bản lĩnh chính trị, tạo "sức đề kháng" cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội nói riêng và các âm mưu, phương thức, thủ đoạn triển khai chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch nói chung.

Thứ ba, hướng ứng cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp" do Trung ương Đoàn và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương phát động, Đoàn cơ quan Trung ương đã triển khai bằng việc tuyên truyền lựa chọn các gương tốt, các hành động đẹp tuyên truyền trên trang fanpage của Đoàn cơ quan. 

Chỉ tính riêng Trung ương Đoàn đã triển khai đăng tải hàng trăm tin tốt mỗi ngày thu hút sự quan tâm, tương tác của đông đảo đoàn viên, thanh niên qua đó tác động tích cực đến hoạt động và tư tưởng đoàn viên, thanh niên. 

Thực tế, qua theo dõi sau khi triển khai, cuộc vận động đã thu hút được kết quả hết sức ý nghĩa, ý thức cán bộ, đoàn viên, thanh niên về lan tỏa tin tốt, phòng, chống tin xấu, độc được nâng cao rõ rệt. Do đó, trong thời gian tới, tổ chức đoàn cần tiếp tục phát huy và triển khai sâu rộng cuộc vận động này bằng nhiều hình thức, phương pháp để thu hút sự chung tay, góp sức và đồng hành không chỉ của đoàn viên, thanh niên mà còn của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Thanh niên tham gia những trò chơi dân gian cũng là hoạt động tích cực cần chia sẻ trên mạng xã hội để lan tỏa tinh thần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Bình Minh

Thứ tư, các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội cần chủ động thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận, kịp thời phát hiện những thông tin xấu, độc, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong thanh thiếu niên để tham mưu cho cấp ủy Đảng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. 

Đồng thời, chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng liên kết, trao đổi thông tin với các ban ngành liên quan để kịp thời ngăn chặn những tin xấu, độc, cung cấp cho đoàn viên thanh niên thông tin chính thống về những vấn đề nhạy cảm đang diễn ra và tăng cường phòng, chống tin xấu, độc, phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, kích động, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đoàn viên thanh niên.

Giải pháp thứ năm cần nhấn mạnh đó là quan tâm phát huy nòng cốt của các cơ quan báo chí, xuất bản của tổ chức Đoàn; của mỗi cán bộ, đoàn viên, phóng viên trẻ tham gia phản ánh tình hình quốc tế, trong nước tới thanh thiếu niên; Tích cực phê phán và có biện pháp cụ thể phòng chống việc lan truyền thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, viết bài đấu tranh với những quan điểm sai trái, của các thế lực thù địch trên các ấn phẩm báo chí. 

Đồng thời, cần mở các diễn đàn để thanh thiếu niên trao đổi, qua đó định hướng thông tin cho thanh thiếu niên; xây dựng các chuyên mục và định hướng tư tưởng, nội dung hoạt động cho tuổi trẻ tham gia phòng chống thông tin xấu, độc, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", phòng chống biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong thanh thiếu niên.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
Đừng bỏ lỡ
5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO