Chính tính cách đó định hình nên chúng ta. Chúng ta làm việc nhờ cảm xúc. Ví dụ như Ikea, một công ty khổng lồ thành công nhờ chiến lược Marketing độc nhất. Thay vì đưa ra thành phẩm, họ cho chúng ta quyền điều khiển sản phẩm, từ đầu cho đến cuối quá trình. Nhiều người phải vật lộn để lắp ráp những đồ đạc của Ikea, nhưng trong quá trình đó, chúng ta trở nên gắn bó với những gì chúng ta làm. Chúng ta tự hào vì chúng ta có thể làm được, và hành động đó trở nên ý nghĩa.
Công nghệ và các thiết bị mới cũng là một ví dụ. Có hàng ngàn chiếc điện thoại ngoài đó, chia sẻ cùng một tính năng, thông số và phần cứng, nhưng thiếu đi sự tiếp cận của con người, chúng hoàn toàn không có gì khác biệt. Mặc dù tôi có thể chắc chắn rằng mọi chiếc điện thoại đều có chủ nhân và đối với họ, chúng là duy nhất và khác biệt.
Cho tới vây giờ, mọi công nghệ đều tập trung phát triển dựa trên hành vi con người, cố gắng trở nên giống với con người hết mức có thể. Chiếc máy tính xách tay được thiết kế để dõi theo tầm nhìn; tập tin và ổ lưu trữ trong máy tính cũng dựa trên cách tổ chức dữ liệu của não bộ, và phần mềm HUD được thiết lập theo những hình dạng dễ hiểu.
Nhưng có một điều mà công nghệ chưa thể đạt được, đó chính là sự đồng cảm. Nhưng điều đó có thể sẽ thay đổi trong vài năm tới.
A.I chính là công nghệ cần để mắt tới
Ngày nay, một danh mục đáng chú ý của AI - cảm xúc - được tập trung vào phát triển các thuật toán có thể xác định các cảm xúc của con người như hạnh phúc, buồn tủi, và tức giận, và những trạng thái phức tạp hơn như tập trung, thích thú, băn khoăn và hơn thế nữa.
Theo như Rana el Kaliouby, CEO của Affectiva, " lĩnh vực này đang phát triển một cách nhanh chóng, tôi kỳ vọng rằng công nghệ quanh ta có thể nhận thức được cảm xúc trong vòng 5 năm tới. Chúng sẽ đọc và phản ứng lại các trạng thái cảm xúc của loài người, cùng với cách mà loài người vẫn làm."
Cảm xúc của AI sẽ được phát triển trong những công nghệ chúng ta sử dụng mỗi ngày, chạy trên nền các ứng dụng, khiến việc tương tác với công nghệ được tối ưu hóa hơn. Rất khó khăn để nhớ lại những gì xảy ra trước khi chúng ta có giao diện cảm ứng và nhận diện giọng nói. Có vẻ như chúng ta sẽ cảm thấy như vậy sau khi những thiết bị nhận diện cảm xúc ra đời."
Đội của họ đang phát triển một công nghệ AI cảm xúc mang tên Affectiva. Họ đã tập trung một lượng lớn dữ liệu bao gồm 6 triệu video khuôn mặt trong 87 nước, cho phép AI có thể học tập những biểu cảm thực sự trong tự nhiên và tính toán đến cách biểu cảm trong nhiều nền văn hóa. Sử dụng tầm nhìn máy tính, phân tích giọng nói, và học sâu, họ phân loại các khuôn mặt và giọng nói thể hiện cảm xúc.
Các thiết bị có cảm xúc
Vấn đề ở đây là bằng cách nào và thiết bị nào sẽ được thiết lập với công nghệ này. Rana đã lập ra một danh sách các ứng dụng mà cô quan tâm:
Phương tiện giao thông: Một chiếc xe với công nghệ này có thể nắm bắt được cảm xúc của tài xế. Hơn cả an toàn, chiếc xe của bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm trên xe, thay đổi nhạc hoăc các tùy chỉnh khác tùy theo người ngồi trong xe.
Giáo dục: Trong môi trường học trực tuyến, thường rất khó để nhận biết được vấn đề của các học sinh. Tới khi điểm kiểm tra giảm, đã quá muộn để níu chân học sinh. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống học hỏi thông minh có thể cung cấp một trải nghiệm học tập được tối ưu hóa? Những hệ thống này sẽ cung cấp một cách giải thích khác khi học sinh cảm thấy bực bội, không theo kịp bài giảng, hoặc kể chuyện cười khi cần một chút giải trí.
Chăm sóc sức khỏe: Giống việc ta có thể theo dõi sức khỏa và thể trạng, chúng ta cũng có thể theo dõi tình trạng tinh thần, gửi tín hiệu tới bác sĩ nếu như ta muốn chia sẻ thông tin. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách khiến AI có thể chẩn đoán các chứng rối loạn như Parkinson và nhiều bệnh khác, cũng như ngăn ngừa tự tử.
Giao tiếp: Có nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta đã đối xử với các thiết bị, đặc biệt là các giao diện đối thoại theo cách chúng ta đối xử với nhau. Con người đặt tên cho các robot, hoj thú nhận với Siri rằng họ đã bị xâm hại về thể chất, và họ hỏi một con chatbot để hỗ trợ về đạo đức. Và đó là trước khi chúng ta có chức năng đồng cảm. Mặt khác, chúng ta biết rằng thế hệ trẻ đang mất dần khả năng đồng cảm vì họ lớn lên với giao diện số, nơi mà cảm xúc, thứ khiến chúng ta trở thành con người - còn là một điểm thiết xót. Vậy nên một A.I có cảm xúc có thể sẽ đem chúng ta xích lại gần nhau hơn.
Phơi bày tính cách con người
Như trong các phim khoa học viễn tưởng, vẫn có những mặt xấu của công nghệ AI có cảm xúc. Các công ty có thể dùng chúng theo một cách xấu xa hơn, khi họ biết tất cả những gì về con gnười. Khi ấy, họ có thể học hỏi từ khách hàng và sử dụng thông tin đó cho mục đích marketing.
Rana nghĩ rằng cảm xúc là một trong những phần dữ liệu riêng tư nhất. Mọt người nên cân nhắc về mọi hình thức chia sẻ dữ liệu, và họ nên biết dữ liệu của mình được dùng vào việc gì.
Đồng thời cô cũng đưa ra một cảnh báo với những người đang thử nghiệm công nghệ AI mới này. "Chúng tôi sẽ cần kiểm tra nếu như một vài ứng dụng vượt quá quy chuẩn đạo đức. Chúng tôi sẽ cần nghiên cứu ra một quy luật về quyền riêng tư. Và sau đó chúng ta sẽ cần tránh những thành kiến với các ứng dụng này. Nhưng tôi có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp, và chúng sẽ áp đa những nhược điểm."