AI tác động đến việc làm như thế nào?

Lan Phương| 10/05/2018 16:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự xuất hiện, phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI) rõ ràng đã mang lại triển vọng về tăng hiệu suất và thúc đẩy sáng tạo, đồng thời giải quyết một số thách thức khó khăn và dai dẳng nhất như bệnh tật, đói kém, thảm họa thiên nhiên và kiểm soát khí hậu.

AI đã và đang mang lại các lợi ích kinh tế cho nhiều tổ chức ở châu Á - Thái Bình Dương. Ví dụ, công ty vận tải container hàng đầu trên toàn cầu là OOCL cho biết đã ứng dụng AI và tiết kiệm được 10 triệu USD mỗi năm, trong khi các bệnh viên Apollo ở Ấn Độ ứng dụng AI để hỗ trợ dự báo bệnh tim cho các bệnh nhân. Rõ ràng, AI đã mang lại những lợi ích to lớn và đột phá cho xã hội.

Đầu tiên, có thể khẳng định sự đột phá quy mô lớn là một thách thức với bất kỳ cuộc cách mạng công nghiệp nào. Chúng ta đã chứng kiến 250 năm của những thay đổi công nghệ với những tác động căn bản tới sáng tạo, xóa bỏ việc làm cũ và tạo ra các việc làm mới. Ví dụ, nhiều năm trước, các văn phòng thường có nhiều nhân viên gõ máy tính, tuy nhiên hiện nay, vị trí việc làm này không còn phù hợp trong các văn phòng hiện đại. Sự xuất hiện của AI cũng sẽ tạo ra các công việc mới.

Gần đây, Microsoft đã hợp tác với IDC để đánh giá bối cảnh chuyển đổi số trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với tiêu đề “Mở khóa tác động kinh tế của chuyển đổi số ở châu Á - Thái Bình Dương” (“Unlocking the Economic Impact of Digital Transformation in Asia Pacific”), nghiên cứu đã thăm dò 1.560 doanh nghiệp (DN) và các nhà lãnh đạo CNTT từ 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả cho thấy 85% việc làm ở khu vực này sẽ được chuyển đổi trong 3 năm tới đây.

85% việc làm cần phải được chuyển đổi trong 3 năm tới

Xem xét chi tiết các kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tham gia khảo sát cho biết hơn 50% việc làm sẽ được chuyển đổi sang một vị trí mới hoặc sẽ được đào tạo lại và cập nhật kỹ năng về chuyển đổi số. Điều thú vị là theo nghiên cứu này 26% các việc làm sẽ được tạo mới từ chuyển đổi số, trong số đó 27% việc làm sẽ được thuê ngoài và tự động hóa. Nói một cách khác, tổng tác động lực lượng lao động sẽ ở mức trung bình.

Đây là những chỉ số rõ ràng cho thấy cách các DN tổ chức công việc, cách mọi người tìm việc làm và các kỹ năng lao động đang thay đổi một cách đáng kể. Những thay đổi này có thể thúc đẩy trong thập kỷ tới đây.

Khi AI tiếp tục chuyển đổi bản chất của công việc, chúng ta cần tư duy lại giáo dục, kỹ năng và đào tạo để bảo đảm rằng mọi người sẵn sàng cho các công việc của tương lai và các DN có thể tiếp cận tài năng mà họ cần để thành công. Và khi các mô hình chuyển đổi việc làm truyền thống, chúng ta cũng cần hiện đại hóa các khung pháp lý để công nhận các cách thức làm việc mới, bảo vệ người lao động một cách phù hợp và duy trì các mạng lưới an sinh xã hội.

Cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn dựa trên AI

Chúng ta tin tưởng rằng các khối tạo nên AI - như thị giác máy tính (computer vision), giọng nói (speech) và nhận dạng tri thức (knowledge recognition) - đã trở nên sẵn sàng và có thể tạo ra các giải pháp dựa trên AI riêng. AI không nên được kiểm soát chỉ bởi vài tổ chức. Tương lai của AI nên được xây dựng bởi tất cả mọi người với một tầm nhìn chung về AI, nhằm mang lại các lợi ích cho các nền kinh tế và xã hội.

Tương lai của AI có thể trở nên sán lạn hoặc bị lu mờ. Để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của AI, tất cả các bên liên quan từ người lao động đến các DN, các chính phủ cần dành nhiều thời gian để lắng nghe nhau, cộng tác và liên tục học hỏi các kiến thức và kỹ năng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
AI tác động đến việc làm như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO