Ấn Độ, Việt Nam và Singapore gia nhập "cuộc đua" công nghệ 6G

Ngọc Diệp| 26/01/2022 15:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Mạng 6G nhiều khả năng sẽ được đưa vào khai thác thương mại trong năm 2028 và 2029, sớm hơn so với chu kỳ mỗi 10 năm lại triển khai một thế hệ mạng di động mới. Tại Việt Nam, mạng 6G sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chính thức khởi động nghiên cứu trong năm 2022.

Khởi tranh "cuộc đua" 6G tại châu Á

Trong khi rất nhiều quốc gia vẫn còn "loay hoay" với 5G, một số nước như Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia ở châu Âu đã nhanh chóng tham gia vào cuộc đua 6G. Cuộc chạy đua 6G giữa các quốc gia đang diễn ra gắt gao mặc dù ít nhất phải 10 năm nữa 6G mới được đưa vào sử dụng.

Gần đây, Trung Quốc, quốc gia phóng thành công vệ tinh 6G đầu tiên trên thế giới vào không gian trong năm 2020, đã công bố một bước đột phá trong công nghệ 6G. Viện nghiên cứu Purple Mountain Laboratories (PML) đã thử nghiệm và đạt được tốc độ truyền tải dữ liệu kỷ lục lên đến 206,25 gigabit/giây. Tổ chức nghiên cứu Purple Mountain được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn và thử nghiệm được dẫn dắt bởi giáo sư You Xiaohu.

Theo báo cáo của CGTN, tốc độ ghi nhận được nhanh hơn khoảng 10-20 lần so với hầu hết các mạng 5G. PML cho biết, kết quả 206,25 gigabit mỗi giây hiện là kỷ lục thế giới về truyền không dây theo thời gian thực trong dải tần Terahertz (300 GHz - 3 THz) ở điều kiện phòng thí nghiệm. 

Trưởng nhóm nghiên cứu You Xiaohu nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ truyền dẫn THz đối với mạng 6G và lưu ý tiềm năng của nó khi được sử dụng với thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), metaverse và các công nghệ hiện đang phát triển khác. Ông Xiaohu khẳng định, kết quả trên chỉ là thử nghiệm bước đầu và thành tựu trong tương lai sẽ ưu việt hơn rất nhiều.

Theo lý thuyết, 6G được kì vọng đạt tốc độ 1 terabit/giây. Tốc độ này tương đương với người dùng có thể tải hơn 142 giờ Netflix mỗi giây với độ phân giải chất lượng nhất. Về mức độ phủ sóng, 6G ước tính có khả năng phản xạ tín hiệu điện từ mang lại độ trễ thấp, kết nối nhanh chóng đến những địa điểm xa xôi và khó tiếp cận được với các mạng di động thông thường.

Nhận ra tiềm năng lớn lao của mạng 6G, các quốc gia đã bắt đầu khởi tranh trong công cuộc chạy đua công nghệ này. Không chịu đi sau Trung Quốc, Mỹ cũng bắt đầu triển khai nghiên cứu 6G vào năm 2018. Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Mỹ đã mở ra phổ tần số cao hơn để thử nghiệm 6G. Đặc biệt, liên minh nghiên cứu công nghệ không dây tại Bắc Mỹ mang tên Next G được thành lập vào năm 2020 với sự tham gia của các tập đoàn công nghệ và viễn thông như Apple, Google và AT&T. 

Tuy nhiên, thật không may, Mỹ vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai công nghệ 5G. Việc triển khai 5G ở quốc gia này đã bị trì hoãn nhiều lần sau do những lo ngại về việc triển khai mạng 5G trên băng tần C của Mỹ sẽ gây nhiễu cho thiết bị đo độ cao của máy bay.

Cùng với đó, các công ty lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản như Samsung, NTT DoCoMo… cũng nhanh chóng nhập cuộc 6G sau khi 5G vừa được khai trương tại quốc gia của họ.

Với những phát triển mới của Trung Quốc trong công nghệ 6G, 3 quốc gia khác ở châu Á là Singapore, Ấn Độ và Việt Nam hiện cũng đang đầu tư nghiên cứu công nghệ 6G, nhằm đạt được các bước tiến đột phá.

Các kế hoạch 6G của Singapore là một phần của chương trình trị giá 50 triệu USD được công bố vào năm ngoái. Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Tương lai là một phần trong các giải pháp của Singapore để xây dựng một nền kinh tế số linh hoạt hơn. Một phần của chương trình là nỗ lực phối hợp với Đại học Oulu của Phần Lan trong hợp tác nghiên cứu và phát triển tcông nghệ 6G. Mặc dù vẫn trong giai đoạn bắt đầu, nhưng sự quan tâm của chính phủ Singapore đối với 6G cho thấy tiềm năng mà đất nước này có thể tạo ra trong những năm tới.

Đại học Oulu cũng đang hợp tác với Jio Estonia, một công ty con của Jio Platforms của Ấn Độ để khám phá các cơ hội số trong công nghệ 6G. Jio Platforms đã có một chương trình phát triển tích cực cho 5G RAN và các nền tảng lõi. Sự hợp tác này không chỉ mở rộng khả năng của Jio mà còn xây dựng sự hiện diện của Ấn Độ trong cuộc đua công nghệ 6G. Điều này bao gồm các sản phẩm hỗ trợ 6G trong lĩnh vực quốc phòng, ô tô, máy móc công nghiệp, hàng tiêu dùng, sản xuất, môi trường thiết bị thông minh cá nhân mới và các trải nghiệm như điện toán đô thị và cài đặt giao thông tự trị. Đồng thời, Internet vạn vật (IoT) cũng được thúc đẩy mạnh mẽ.

"Jio có hơn 400 triệu người đăng ký ở Ấn Độ, và việc xây dựng năng lực để truyền tải lượng lớn dữ liệu đang trở nên quan trọng. Đặc biệt là trước sự phát triển của các dịch vụ số và thế giới ảo. Với sự hợp tác này với Đại học Oulu, chúng tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi tiếp tục phát triển và phát triển như một khu vực thế giới trong tương lai", Taavi Kotka, Giám đốc điều hành của Jio cho biết.

Trước đó, vào tháng 11/2021, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ấn Độ Ashwini Vaishnaw đã cho biết Ấn Độ đang hướng tới một công nghệ 6G được phát triển bản địa với mục đích ra mắt vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Ông nhấn mạnh rằng Ấn Độ sẽ có phần mềm, thiết bị viễn thông được thiết kế trong nước để chạy mạng 6G.

"Quá trình phát triển 6G đã bắt đầu. Điều đó sẽ được nhìn thấy ở đâu đó trong khung thời gian 2024 hoặc cuối năm 2023. Đó là hướng mà chúng tôi đang đi. Chúng tôi sẽ thiết kế phần mềm viễn thông để vận hành mạng, thiết bị viễn thông được sản xuất tại Ấn Độ, phục vụ cho các mạng viễn thông của Ấn Độ mà có thể vươn ra toàn cầu", ông Ashwini Vaishnaw cho biết.

Ấn Độ, Việt Nam và Singapore gia nhập

Việt Nam sẽ đi đầu về 6G

Trong khi đó, Việt Nam hiện là quốc gia mới nhất có kế hoạch phát triển công nghệ 6G. Tại hội nghị tổng kết năm 2021 của Khối Viễn thông mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra mục tiêu cho ngành Viễn thông Việt Nam "trong nhóm đầu về phát triển mạng 5G, 6G của thế giới". Để làm được điều này, năm 2022, Việt Nam sẽ khởi động nghiên cứu 6G, bên cạnh việc phân bổ tần số 5G và phát triển mạng 5G toàn quốc.

Theo kế hoạch, mạng 5G tại Việt Nam cũng sẽ được chính thức cấp phép thương mại hóa trong năm nay. Chính vì thế có dư luận đặt ra là, có nên nghiên cứu 6G trong bối cảnh dịch vụ 4G vẫn đang được cung cấp tại Việt Nam và dịch vụ 5G chỉ mới dự kiến được thương mại hóa trong năm 2022 và sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể kết thúc chu kỳ khai thác?

Theo Cục Viễn thông, Việt Nam là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới có Ban chỉ đạo 6G. Bộ trưởng TT&TT cũng đưa ra mục tiêu tần số 6G có thể được cấp phép vào năm 2028, trước khi tiến tới thương mại hóa. Trong khi đó, một trong những doanh nghiệp đã đạt được một số thành quả nhất định về công nghệ 5G là Viettel, cũng cho biết đã bắt tay vào nghiên cứu 6G.

Trên thực tế, việc nghiên cứu 6G được khởi động và thúc đẩy sớm là cần thiết. Bởi chờ đến khi 5G được thương mại hóa một cách rộng rãi mới bắt tay vào nghiên cứu 6G thì sẽ bị chậm chân và mãi đi theo sau thế giới.

Công nghệ 6G được kỳ vọng là nền tảng cho một kỷ nguyên thông minh, nơi AI và robot trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Đến nay, thế giới vẫn chưa thống nhất các chuẩn kỹ thuật và tần số hỗ trợ 6G. Mặc dù sẽ phải mất một thời gian nữa mới có thể thương mại hóa 6G, nhưng thực tế ngành công nghệ không dây vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng. Các quốc gia chưa kích hoạt công nghệ 5G sẽ bị tụt hậu nếu họ không bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới. Hiện tại, có vẻ như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Singapore đang nỗ lực hết mình để tạo dấu ấn trong cuộc đua công nghệ 6G không chỉ ở châu Á mà còn trên phạm vi toàn cầu./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ, Việt Nam và Singapore gia nhập "cuộc đua" công nghệ 6G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO