Chính sách và chiến lược

ASEAN+3 thúc đẩy vấn đề về phúc lợi xã hội và phát triển

PV 02/07/2023 14:23

Mới đây Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Phúc lợi xã hội và Phát triển các nước ASEAN+3 lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tham dự Hội nghị phía Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Tấn Dũng làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị; Bộ trưởng/Trưởng đoàn phụ trách lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển của 10 nước thành viên ASEAN; Đoàn đại biểu các nước đối tác ASEAN+3 gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

dgh.jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến

Tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng khẳng định: Chủ đề của Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Phúc lợi xã hội và Phát triển các nước ASEAN+3 lần thứ 7 thể hiện cam kết, sự đồng thuận mạnh mẽ của ASEAN và các nước đối tác, dành ưu tiên và nguồn lực để đảm bảo cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Sự hợp tác khu vực nói chung và với các nước đối tác cộng 3 gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nói riêng có ý nghĩa quan trọng.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh thêm: “Quan hệ hợp tác ASEAN+3 trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển là một trong những mối quan hệ được mở ra từ rất sớm so với các kênh hợp tác chuyên ngành khác của ASEAN và ngày càng phát triển bền chặt. Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN khác đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật của ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông cũng mong muốn tiếp tục hợp tác, chung tay cùng thúc đẩy và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đảm bảo quyền, lợi ích và tiếp cận chính sách và dịch vụ xã hội cho mọi người dân. Trên cơ sở lịch sử hợp tác lâu dài, cùng với việc Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều là các quốc gia có nền tảng an sinh xã hội đã phát triển, mong muốn trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác hơn nữa không chỉ ở kênh phúc lợi phát triển mà trên tất cả các kênh chuyên ngành có liên quan của đối tác ASEAN+3. Từ đó, thúc đẩy đoàn kết trong khu vực, góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển.

Các Bộ trưởng/Trưởng đoàn phụ trách Phúc lợi xã hội và Phát triển các nước ASEAN+3 lần thứ 7 cùng đại biểu các nước đối tác ASEAN là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, đã thông qua Tuyên bố chung, bao gồm 8 điểm:

1. Tái khẳng định cam kết thúc đẩy bình đẳng giới thông qua lồng ghép giới và hòa nhập xã hội trong khu vực ASEAN theo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN 2025, cũng như thực hiện Khuôn khổ khu vực và Kế hoạch hành động thực hiện ASEAN Tuyên bố về Tăng cường An sinh xã hội (2015), Kế hoạch hành động khu vực thực hiện Tuyên bố Kuala Lumpur về già hóa…

2. Nhắc lại cam kết tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa tiến trình hợp tác ASEAN+3 và nhấn mạnh bản chất bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau của ASEAN+3 với các khuôn khổ khác do ASEAN dẫn dắt.

3. Ghi nhận các kết quả thảo luận của Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN+3 về Phúc lợi xã hội và Phát triển lần thứ 17 được tổ chức vào ngày 24/5/2022 tại Malaysia theo hình thức trực tuyến, và ghi nhận thêm tiến trình hợp tác ASEAN+3 về xã hội Phúc lợi và Phát triển kể từ Hội nghị AMMSWD lần thứ 6 được tổ chức vào năm 2019.

4. Ghi nhận sự ủng hộ quý báu và liên tục của các nước ASEAN+3 và mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác của chúng ta về thúc đẩy bình đẳng giới thông qua lồng ghép giới và hòa nhập xã hội cho phụ nữ, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật như mục tiêu của Kế hoạch công tác SOMSWD 2021 - 2025 và Kế hoạch công tác ACWC 2021 - 2025 đã đề ra.

5. Tái khẳng định cam kết của mình trong việc tìm kiếm các cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua Kế hoạch hành động thực hiện quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và an ninh (2021 - 2025), Kế hoạch sửa đổi thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn về Hợp tác hữu nghị ASEAN-Nhật Bản: Tầm nhìn chung, Bản sắc chung, Tương lai chung và Kế hoạch hành động ASEAN-Hàn Quốc nhằm thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn chung vì Hòa bình, Thịnh vượng và Đối tác (2021 - 2025).

6. Ghi nhận các lĩnh vực khác nhau của xã hội đều bị ảnh hưởng bởi muôn vàn thách thức vì các rủi ro cuộc sống và tính dễ bị tổn thương đang trở nên trầm trọng hơn do tác động của COVID-19 và các vấn đề mới nổi. Điều này ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội và sự phát triển của ASEAN, đòi hỏi phải đánh giá lại các ưu tiên và chiến lược phát triển, đồng thời tạo cơ hội “xây dựng trở lại tốt hơn” cho các nước thành viên ASEAN.

7. Hoan nghênh những kết quả đạt được của Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN-Nhật Bản lần thứ 19 và 20 về xã hội chăm sóc lần lượt diễn ra vào ngày 9-10/12/2021 và 9-10/3/2023 theo hình thức trực tuyến, là một diễn đàn quả để chia sẻ kiến ​​thức, nâng cao năng lực và hiểu biết về những chính sách tiến bộ liên quan đến phúc lợi xã hội, y tế và lao động.

8. Đánh giá cao việc Thành lập Mạng lưới nghiên cứu ASEAN mở rộng về Già hóa (ARNA), một dự án của Malaysia do Quỹ Hội nhập ASEAN-Nhật Bản (JAIF) tài trợ trong khuôn khổ Kế hoạch công tác SOMSWD 2016 - 2020. Dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập một nghiên cứu ASEAN chung, gắn kết và bền vững về các vấn đề liên quan đến già hóa.

Hội nghị thống nhất khẳng định cam kết trong việc hợp tác nhằm tăng cường hợp tác khu vực về phúc lợi xã hội và phát triển bằng cách đẩy nhanh các cam kết ASEAN về bình đẳng giới thông qua lồng ghép giới và hòa nhập xã hội; đồng thời giao nhiệm vụ cho Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN+3 về Phúc lợi Xã hội và Phát triển (SOMSWD+3) hỗ trợ việc thực hiện và báo cáo tiến độ của các sáng kiến của các nước ASEAN+3 (APT) có liên quan trong Kế hoạch công tác SOMSWD 2021-2025.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
ASEAN+3 thúc đẩy vấn đề về phúc lợi xã hội và phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO