AWS, Azure và Google Cloud – giải pháp sao lưu đám mây nào tốt nhất?

Nguyễn Thùy Linh, Trịnh Đình Trọng| 11/05/2019 15:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày nay, dữ liệu được xếp hạng là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của bất kỳ tổ chức nào và bảo vệ dữ liệu trở thành ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức. Khi đánh giá các giải pháp sao lưu đám mây, bạn cần phải đảm bảo rằng giải pháp đó phù hợp với tổ chức của mình, nếu không, bạn sẽ có thể bị buộc phải dành ra các nguồn lực có giá trị để cố gắng làm cho tổ chức của mình phù hợp với giải pháp được lựa chọn.

Kết quả hình ảnh cho AWS vs. Azure vs. Google Cloud

Bài viết này sẽ giới thiệu ba giải pháp điện toán đám mây hàng đầu cùng với các tính năng sao lưu và phục hồi của chúng.

Thứ nhất, Dịch vụ web Amazon (Amazon Web Services - AWS)

Amazon Web Services (AWS) cung cấp dịch vụ điện toán đám mây theo yêu cầu cho cả cá nhân, các tổ chức trong khu vực công và tư. AWS cung cấp cho khách hàng các tính năng cơ sở hạ tầng-như-một-dịch vụ (Infrastructure-as-a-Service - IaaS) như sức mạnh điện toán và lưu trữ cơ sở dữ liệu với mức giá thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Hiệu suất và danh tiếng AWS

Xét về thâm niên và kinh nghiệm, AWS xếp hạng cao nhất trong thị trường điện toán đám mây IaaS. Kể từ khi thành lập vào năm 2006 với tư cách là công ty con của Amazon, AWS đã tiên phong trong lĩnh vực điện toán đám mây bằng cách liên tục giới thiệu các tính năng mới và cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có. Năm 2018, AWS xếp hạng nhất trong báo cáo nghiên cứu thị trường điện toán đám mây IaaS toàn thế giới của Gartner và hiện thống trị 1/3 thị trường IaaS.

Sự phổ biến của AWS là nhờ vào khả năng cung cấp hơn 140 dịch vụ trong khi vẫn giữ được sự tin cậy, chất lượng và bảo mật ở mức độ cao. AWS cung cấp tài liệu và hỗ trợ để giúp các chuyên gia tìm hiểu cách tận dụng tối đa các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng. Khả năng tiếp cận toàn cầu và các dịch vụ thân thiện với doanh nghiệp đã làm cho AWS trở thành một nền tảng lý tưởng cho những dự án đòi hỏi phải quản lý một lượng dữ liệu khổng lồ.

Dịch vụ lưu trữ và sao lưu AWS

Dịch vụ sao lưu AWS cung cấp một giải pháp sao lưu được quản lý toàn diện và thân thiện với người dùng cho tất cả các dịch vụ AWS.

Các tính năng chính của sao lưu AWS:

  • Cấu hình tập trung cho các chính sách sao lưu và khả năng hiển thị trên tất cả các tài nguyên AWS.
  • Tự động hóa và ưu tiên các nhiệm vụ và quy trình sao lưu thủ công trước đó.
  • Có sẵn cho các đám mây tại chỗ thông qua cổng lưu trữ AWS.

Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (Amazon Simple Storage Service - Amazon S3) là dịch vụ lưu trữ đối tượng dựa trên đám mây. Amazon S3 được thiết kế để cung cấp cho các nhà phát triển một cơ sở hạ tầng lưu trữ đơn giản, nhanh chóng và có thể mở rộng. Amazon S3 cũng đem đến cho khách hàng các khu vực trung tâm dữ liệu giống với thứ đang được nền tảng thương mại điện tử toàn cầu Amazon.com sử dụng. Chọn vùng trung tâm dữ liệu gần với điểm gốc của dữ liệu sẽ thúc đẩy quá trình truyền dữ liệu diễn ra nhanh hơn.

Các tính năng sao lưu dài hạn của Amazon S3 được cung cấp bởi Amazon S3 Glacier:

  • Lưu trữ dữ liệu và sao lưu dài hạn với chi phí thấp.
  • Nhanh chóng lấy lại dữ liệu từ kho lưu trữ quy mô lớn.
  • Tính năng Deep Archive giúp lưu trữ đối tượng an toàn và lâu bền cho sao lưu dài hạn.

Amazon Elastic Block Store (Amazon EBS) là một hệ thống lưu trữ dạng khối dựa trên đám mây. EBS được sử dụng phổ biến nhất để lưu trữ dữ liệu không được truy cập thường xuyên và không thể sửa đổi từ Amazon Elastic Compute Cloud (EC2), một dịch vụ máy ảo dựa trên đám mây của Amazon.

Các tính năng sao lưu EBS:

  • Khối lượng lưu trữ Amazon EBS được tự động sao chép trong vùng sẵn sàng EBS (EBS Availability Zone). Ở đó, dữ liệu được giữ an toàn trên một hệ thống tệp bất kể máy ảo EC2 được bật hay tắt.
  • Đối với các chuyên gia quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí lưu trữ, AWS cung cấp một giải pháp sao lưu gia tăng (một loại sao lưu tại đó hệ thống chỉ sao lưu dữ liệu đã được tạo hoặc sửa đổi kể từ lần sao lưu trước) được gọi là EBS Snapshot. Với tính năng này, nó sẽ chỉ ghi lại những thay đổi gần đây nhất trên thiết bị, loại bỏ việc phải sao chép lại khối lượng lớn dữ liệu.

AWS Storage Gateway là dịch vụ lưu trữ lai, kết nối các tài nguyên tại chỗ của doanh nghiệp với môi trường điện toán đám mây AWS. Các khả năng của cổng lưu trữ AWS thúc đẩy việc thiết lập dễ dàng các quy trình sao lưu và lưu trữ dài hạn.

Chức năng cổng lưu trữ:

  • Tương thích với Amazon EBS, Amazon S3 và Amazon S3 Glacier.
  • Truyền dữ liệu dễ dàng với các giao diện lưu trữ iSCSI (Internet Small Computer System Internet- tiêu chuẩn mạng lưu trữ dựa trên giao thức Internet để liên kết các phương tiện lưu trữ dữ liệu) và NFS (Network File System - một giao thức hệ thống tệp phân tán do Sun microsystems phát triển ban đầu vào năm 1984, cho phép người dùng trên máy khách truy cập các tệp qua mạng máy tính giống như truy cập bộ nhớ cục bộ) phổ biến.
  • Hỗ trợ ba chế độ truyền dữ liệu: đối tượng, khối lượng lưu trữ khối và sao lưu băng từ.

Chi phí AWS

AWS cung cấp các mức giá linh hoạt cho phép khách hàng lựa chọn mô hình tài chính phù hợp nhất với doanh nghiệp hoặc dự án của mình.

  • Theo yêu cầu: Khách hàng chỉ trả tiền cho các dịch vụ được cung cấp khi cần thiết. Bạn có thể từ chối và ngừng sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào. AWS cung cấp chiết khấu giảm giá dựa trên khối lượng sử dụng và tiết kiệm cho các phiên bản dự trữ lên đến 75% so với giá phiên bản theo yêu cầu. Ngoài ra khách hàng còn có thể mua theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm, linh hoạt thay đổi vùng sẵn sàng, kích cỡ phiên bản và loại mạng của phiên bản Dự trữ tiêu chuẩn.
  • Chia bậc miễn phí cung cấp nhiều tùy chọn sử dụng miễn phí cho các dịch vụ AWS khác nhau. Một số ưu đãi được cung cấp miễn phí với thời gian không giới hạn trong khi đó một số khác có thể hết hạn sau 12 tháng sử dụng hoặc ít hơn.

Bởi vì phương pháp tính giá rất phức tạp nên AWS cung cấp rất nhiều hướng dẫn để giúp khách hàng tối ưu hóa và tính toán chi phí tại đây.

Thứ hai, Microsoft Azure

Microsoft Azure là một dịch vụ điện toán đám mây đem đến các giải pháp IaaS, Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và Nền tảng-như-một-dịch vụ (Platform-as-a-Service - PaaS) cấp doanh nghiệp. Azure cũng cung cấp cho khách hàng các chức năng cho toàn bộ chu trình sản xuất, chẳng hạn như giải pháp máy ảo phổ biến với khả năng điện toán nhanh và có thể mở rộng.

Hiệu suất và danh tiếng của Microsoft Azure

Ra mắt vào năm 2010, Microsoft Azure đã dành được danh tiếng cho mình trong việc cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cao cấp cho doanh nghiệp. Azure tập trung vào các mạng đám mây lai giúp khách hàng di chuyển dữ liệu sang đám mây trong khi vẫn giữ được các tài nguyên lưu trữ tại tổ chức của mình. Azure cung cấp các kiểm soát bảo mật và quyền riêng tư cho phép người dùng đối phó với mối đe dọa trong thời gian thực.

Azure đem đến cho các tổ chức một bộ tài nguyên điện toán đám mây mạnh mẽ tương thích với nhiều ngôn ngữ và công cụ mã hóa. Azure cũng có nhiều tính năng dành cho các nhóm DevOp (các nhóm có cả kinh nghiệm làm việc liên quan đến phát triển phần mềm và vận hành hệ thống) và Internet vạn vật  như Trình quản lý tài nguyên Azure và Azure IoT Edge. Tuy nhiên, quản lý dữ liệu Azure chủ yếu là thủ công, hầu như không có tính năng tự động hóa nào cả.

Dịch vụ lưu trữ và sao lưu Microsoft Azure

Azure Storage cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây an toàn và có thể mở rộng cho dữ liệu, khối lượng công việc và ứng dụng. Azure có nhiều giải pháp lưu trữ khác nhau cho lưu trữ tệp tiêu chuẩn, lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc, lưu trữ đối tượng dựa trên REST (Representation State Transfer - một kiểu kiến trúc được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các máy tính bao gồm máy tính cá nhân và máy chủ của trang web trong việc quản lý các tài nguyên trên internet). Azure cung cấp giải pháp “hồ dữ lieeuh” (data lake solution) cho dữ liệu lớn và lưu trữ hàng đợi cho các khối lượng công việc lớn.

Dịch vụ sao lưu Azure là một giải pháp sao lưu đơn giản và thân thiện với người dùng cho tất cả các tài nguyên Azure.

Các tính năng chính của sao lưu Azure:

  • Đơn giản: Sao lưu Azure được tích hợp sẵn trong nền tảng, cung cấp cho khách hàng một giải pháp sao lưu thống nhất.
  • Nhanh: Sao lưu Azure cung cấp hỗ trợ sao lưu chỉ với một cú nhấp chuột.
  • Bảo mật: Sao lưu Azure cho phép mã hóa dữ liệu trong thời gian dài và cung cấp các kiểm soát xác thực đa yếu tố.

Azure Site Recovery là một giải pháp phục hồi thảm họa dưới dạng dịch vụ được tích hợp trong nền tảng Azure.

Các tính năng chính của Azure Site Recovery:

  • Thiết lập đơn giản và nhanh chóng: tất cả những gì bạn cần để bắt đầu là sao chép một máy ảo Azure sang một khu vực Azure khác.
  • Dễ dàng bảo trì: dịch vụ cung cấp các chức năng phục hồi tự động.
  • Kiểm soát tuân thủ: Azure Site Recovery cho phép thực hiện các thử nghiệm khôi phục thảm họa mà không làm ảnh hưởng đến các khối lượng công việc đang chạy.

Giá cả

Microsoft Azure cho phép khách hàng tùy chỉnh thanh toán theo nhu cầu của tổ chức. Mô hình trả phí theo nhu cầu phức tạp này cung cấp một mức độ tối ưu hóa giá phí và kiểm soát ngân sách cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng có thể mở rộng.

Các tiêu chí chính trong định giá phí dịch vụ lưu trữ Azure:

  • Lượng lưu trữ.
  • Vị trí địa lý.
  • Tần suất truy cập lưu trữ.
  • Kiểu dự phòng dữ liệu (lưu trữ dữ liệu ở nhiều nơi để đảm bảo có thể khôi phục dữ liệu khi một ổ lưu trữ gặp vấn đề).

Tiêu chí chính trong định giá phí dịch vụ sao lưu Azure:

  • Kích thước máy ảo sử dụng.
  • Dung lượng lưu trữ.
  • Hỗ trợ được tính phí riêng, bắt đầu từ $ 29 mỗi tháng.

Azure cung cấp một trình tính phí để giúp khách hàng kiểm soát ngân sách của mình.

Thứ ba, Nền tảng đám mây của Google (GCP)

Nền tảng đám mây của Google (Google Cloud Platform - GCP) cung cấp hơn 50 dịch vụ điện toán đám mây. Tài nguyên GCP cho lưu trữ, dữ liệu và Học máy (Machine Learning - ML) được cung cấp dưới dạng IaaS, Nền tảng-như-một-dịch vụ (Platform-as-a-Service - PaaS) và Phần mềm-như-một-dịch vụ (Software-as-a-Service - SaaS). GCP có khả năng tùy biến cao và hỗ trợ nguồn mở.

Hiệu suất và uy tín của Google Cloud

Dịch vụ lưu trữ đám mây của Google, Google Cloud Storage, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2010. Trong những năm sau đó, Google đã biến một dịch vụ lưu trữ đơn giản thành một giải pháp toàn diện có khả năng cạnh tranh với AWS và Microsoft Azure. Năm 2018, GCP xuất hiện trong báo cáo nghiên cứu thị trường hàng năm của Gartner với tư cách là người dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây. Ngày nay, GCP có sẵn ở 58 khu vực và 19 vùng lãnh thổ.

Sức mạnh của GCP nằm ở chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm về học sâu, học máy, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. Ngoài việc định hướng dữ liệu cao, khách hàng GCP còn được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng khách hàng mạnh mẽ, đáng tin cậy và an toàn của Google. Tất cả tài nguyên GCP được bảo vệ bởi các giao thức bảo mật được xây dựng sẵn bên trong và có thể được quản lý từ Google Cloud Console, một công cụ giúp bạn triển khai, mở rộng và chẩn đoán các vấn đề trong quá trình sản xuất với giao diện web đơn giản.

Dịch vụ sao lưu và lưu trữ đám mây của Google

Dịch vụ lưu trữ GCP cung cấp những giải pháp lưu trữ đám mây giúp các công ty ở mọi quy mô cần. Các giải pháp lưu trữ này tương thích với mọi đối tượng, khối dữ liệu, tệp dữ liệu và nội dung máy chủ.

Các dịch vụ lưu trữ GCP chính:

  • Cloud Storage - Lưu trữ đám mây cho các đối tượng, hình ảnh, video và dữ liệu phi cấu trúc.
  • Persistent Disk dành cho lưu trữ máy ảo và các thùng chứa. Cung cấp tính năng sao lưu nhanh.
  • Cloud SQL, một dịch vụ MySQL và PostgreQuery cho dữ liệu có cấu trúc, khối lượng công việc liên quan đến xử lý giao dịch trực tuyến và các bộ khung cho web (thư viện các mã lệnh được xây dựng sẵn để chúng ta sử dụng, cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết mà người lập trình viên thường xuyên phải sử dụng khi tiến hành phát triển web).

GCP Archival Cloud Storage cung cấp các giải pháp hiệu quả về chi phí cho sao lưu, lưu trữ lâu dài và khắc phục thảm họa. GCP phân loại dữ liệu theo tần suất truy cập dữ liệu mong muốn và cung cấp hai tùy chọn lưu trữ đám mây:

  • Coldline: sử dụng cho lưu trữ dữ liệu được truy cập không quá một lần mỗi năm, thường dành cho mục đích lưu trữ dài hạn và khắc phục thảm họa.
  • Nearline: dành cho lưu trữ dữ liệu được truy cập thường xuyên trong suốt cả năm nhưng không quá một lần mỗi tháng, thường phù hợp với mục đích sao lưu và các nội dung đa phương tiện.

Sao lưu GCP không được hỗ trợ trong GCP. Mặc dù GCP cung cấp nhiều dịch vụ có thể được tùy chỉnh hoặc tái sử dụng để sao lưu nhưng không có giải pháp sao lưu chính thức nào của GCP. Khách hàng có thể tích hợp với các nhà cung cấp bên thứ ba được liệt kê trong danh sách các đối tác của GCP.

Giá cả

GCP cung cấp cho khách hàng hai lựa chọn dựa trên mức độ sử dụng:

  • Miễn phí: Người dùng được sử dụng miễn phí các dịch vụ của GCP với mức giới hạn nhất định như được nêu rõ trong trang web của về các sản phẩm đám mây của Goolge, đồng thời cấp bậc này cũng cho phép người dùng dùng thử miễn phí 12 tháng bất kỳ sản phẩm GCP nào.
  • Trả tiền: Lựa chọn này cung cấp nhiều mô hình tính giá tùy chỉnh theo yêu cầu nhằm thúc đẩy tối ưu hóa và tăng trưởng có thể mở rộng. GCP cung cấp các gói sẵn có với các mức độ sử dụng bộ nhớ khác nhau cùng với giá niêm yết thông thường.

GCP tự hào về các tính năng tính giá sáng tạo của mình, cung cấp tùy chỉnh và tối ưu hóa giá phí nâng cao.

Kết luận

Ba công ty điện toán đám mây được đề cập trong bài viết này cung cấp các dịch vụ mạnh mẽ và kiểm soát tùy chỉnh giúp khách hàng tìm được hoặc tạo ra giải pháp phù hợp với tổ chức của mình. Về các giải pháp sao lưu, mỗi công ty sở hữu một thế mạnh có thể giúp bạn xác định được dịch vụ nào nên lựa chọn.

  • Microsoft Azure cung cấp các giải pháp sao lưu và phục hồi được tích hợp sẵn đơn giản và thân thiện với người dùng cho tất cả các tài nguyên Azure.
  • Sao lưu AWS đem đến khả năng cấu hình tự động tập trung cho các giải pháp sao lưu cho tất cả các dịch vụ đám mây AWS.
  • Các giải pháp chi phí thấp của GCP có thể lưu trữ một khối lượng lượng lớn dữ liệu lâu dài và tích hợp dễ dàng với các nhà cung cấp bên thứ ba.

Các tổ chức cũng có thể tận dụng điểm mạnh của nhiều nhà cung cấp đám mây bằng cách tạo ra một cơ sở hạ tầng đa đám mây.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
AWS, Azure và Google Cloud – giải pháp sao lưu đám mây nào tốt nhất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO