Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô Tuyến điện phát biểu tại Hội nghị
Ba kênh này được chọn tắt sóng không chỉ căn cứ theo Đề án số hóa truyền hình mà còn dựa vào Quy hoạch báo chí, văn bản pháp quy và hiệu lực giấy phép. Cụ thể, VTV Đà Nẵng khôngnằm trong định hướngQuy hoạch báo chí, nên Bộ TT&TT đã ngừng gia hạn cả giấy phép tần số cho kênh nàyvà đã có văn bản yêu cầu VTV ngừng phát kênh này từ tháng 3 năm nay.
Tương tự, kênh VTV6 cũng không nằm trong Quy hoạch phát analog của cả Chính phủ lẫn bản thân VTV. Trước đây, khi mới phát sóng, VTV có đề xuất là phát thử analog tại khu vực còn có tần số và sẽ ngừng khi triển khai số hóa. Hiện tại, kênh này đã được phát sóng số, thậm chí là phát chuẩn HD.
Còn kênh DRT1 là một kênh hợp tác giữa Đà Nẵng với doanh nghiệp truyền thông, không nằm trong quy hoạch phát truyền hình analog quốc gia. Bộ TT&TT chỉ gia hạn giấy phép với điều kiện khi nào có yêu cầu phát sóng số thì kênh này phải ngừng ngay việc phát analog.
Việc ngừng phát sóng 03 kênh này không những không ảnh hưởng đến nhu cầu xem truyền hình của người dân, mà còn kích thích sự “bùng nổ” của thị trường set-top-box (đầu thu DVB-T2) mà trước đó, bằng rất nhiều biện pháp Bộ TT&TT và Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình không thể kích thị trường set-top-box lên. Khi tắt 03 kênh truyền hình trên, chỉ trong vòng 3 ngày có 25.000 bộ set-top-box đã được phân phối tới người dân, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết.
Để thực hiện lộ trình cắt hoàn toàn sóng truyền hình analog tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam vào 30/9, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện đề nghị đẩy nhanh việc hỗ trợ set-top-box đối với hộ nghèo, cận nghèo ở Đằ Nẵng và Bắc Quảng Nam...