Bác sĩ Italia nhói lòng trước sự ra đi của những bệnh nhân Covid-19

An An| 14/03/2020 16:57
Theo dõi ICTVietnam trên

"Họ cảm nhận được họ sắp ra đi", nữ bác sĩ Francesca Cortellaro ở Bệnh viện San Carlo Borromeo, Milan cho biết.

Mới đây, một bác sĩ ở tâm dịch Italia đã tiết lộ khoảnh khắc nhói lòng khi những bệnh nhân Covid-19 cận kề cái chết, họ đã xin được nói lời vĩnh biệt với người thân để không có cảm giác ra đi trong cô độc.

"Bạn có biết cảm giác kịch tính nhất là gì không? Chứng kiến các bệnh nhân chết trong cô độc, nghe họ khẩn cầu bạn cho họ được trò chuyện với con cháu", cô chia sẻ với tờ Nhật báo Italia Il Giornale.

Bác sĩ Cortellaro - đã làm việc ở tuyến đầu kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Italia cho biết, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường khá tỉnh táo trước khi qua đời và họ thường ở một mình trong phòng cấp cứu mà không có người thân bên cạnh.

"Họ rất minh mẫn, không mắc chứng ngủ rũ. Giống như việc họ có đủ thời gian để hiểu rằng bản thân đang bị chìm dần xuống nước".

Tính đến thời điểm hiện tại, Italia hiện đang trở thành quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục, với tổng số 17.660 ca.

Hầu hết những bệnh nhân ở nước này đều là người cao tuổi, được coi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi bị nhiễm virus corona chủng mới.

Bệnh nhân Covid-19 được điều trị trong bệnh viện ở Italia. Ảnh: AP

Bác sĩ Cortellaro nói rằng, cách duy nhất để các bệnh nhân nói lời tạm biệt với người thân chính là thông qua một cuộc gọi video.

Cô đã chia sẻ với tờ Il Giornale về trường hợp một người bà - bệnh nhân Covid-19 - muốn nhìn thấy cháu gái trước khi qua đời.

"Tôi rút điện thoại ra và gọi video với cô cháu gái", bác sĩ Italia nói. "Họ đã nói lời chia tay và ngay sau đó, người bà đã ra đi".

"Đến bây giờ tôi có một danh sách dài các cuộc gọi video. Tôi gọi đó là danh sách chia li", cô chia sẻ.

"Tôi hy vọng họ [bệnh viện] cung cấp iPad mini cho chúng tôi, ba hoặc bốn chiếc là đủ, để các bệnh nhân không phải ra đi trong cô độc". 

Đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện nơi bác sĩ Cortellaro làm việc gọi dịch bệnh lần này là "thảm họa". Trong khi Giáo sư Stefano Muttini, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu mô tả tình hình hiện nay như "một cơn sóng thần" và các nhân viên đang phải "chạy đua với thời gian".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Bác sĩ Italia nhói lòng trước sự ra đi của những bệnh nhân Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO