Bản chất con người cản trở việc sửa lỗi WhatsApp?

Thùy Linh, Phạm Thu Trang| 31/10/2018 17:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Các ứng dụng có thể tạo ra rất nhiều điều khủng khiếp và dường như là không thể loại bỏ các điều xấu mà không ảnh hưởng tới những điều tốt.

BT_20181027_MLWHATSAPP27_3600805.jpgThế giới nên lo lắng về WhatsApp? Nó đã trở thành một lực lượng độc hại mới trong việc lan truyền các thông tin sai lệch toàn cầu và lừa đảo chính trị?

Hay đúng hơn là, thế giới có hạnh phúc với WhatsApp không? Xét cho cùng, không phải là nó đã cung cấp một cách để mọi người ở khắp mọi nơi giao tiếp an toàn với những tin nhắn được mã hóa, ngoài tầm kiểm soát của chính phủ sao?

Đây là những câu hỏi sâu sắc và phức tạp. Nhưng câu trả lời cho tất cả chúng rất đơn giản là: Có.

Trong những tháng gần đây, ứng dụng nhắn tin, được sở hữu bởi Facebook và có hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới, đã gây ra những động cơ chính trị và xã hội mới đáng sợ.

Trong chiến dịch tranh cử quốc gia của Brazil, WhatsApp đã trở thành một vectơ chính cho các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch chính trị.

WhatsApp đóng một vai trò tương tự trong cuộc bầu cử của Kenya năm ngoái. Tại Ấn Độ năm nay, thông điệp sai lệch về những kẻ bắt cóc trẻ em đã lan truyền trên WhatsApp, dẫn đến bạo lực đám đông và hàng chục người bị giết hại.

WhatsApp cho biết họ đang làm việc để giảm sự lây lan của thông tin sai lệch trên dịch vụ. Các nhà phê bình cho rằng nó đã làm không đủ - và có một số thì khen khợi cho những tuyên bố của nó. Tuy nhiên, khi bạn đào sâu vào các vấn đề hơn, bạn sẽ thấy vấn đề càng khó hiểu hơn, ngay cả khi công ty đang cố gắng làm mọi thứ để sửa điều đó.

Không giống như Facebook, Twitter hoặc Instagram, WhatsApp không phải là một mạng xã hội. Nó chủ yếu là một ứng dụng nhắn tin đơn thuần, trong đó hầu hết các cuộc hội thoại là riêng tư và không trung gian bởi bất kỳ một thuật toán nào. Thiết kế này có nghĩa là WhatsApp có ít quyền kiểm soát đối với nội dung tin nhắn. Trong hầu hết các trường hợp, công ty thậm chí không thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trên WhatsApp vì dịch vụ tự động mã hóa tin nhắn.

Điều đó có nghĩa là vấn đề thực sự có thể không phải nằm ở công ty WhatsApp hay sản phẩm WhatsApp mà bắt nguồn từ một cái gì đó cơ bản hơn - ý tưởng của WhatsApp.

Khi bạn cung cấp cho mọi người quyền truy cập vào hình thức liên lạc miễn phí và riêng tư, rất nhiều điều tuyệt vời có thể xảy ra - và WhatsApp đã là một vị thần cho những người dễ bị tổn thương như người di cư, người bất đồng chính kiến ​​và nhà hoạt động chính trị. Nhưng rất nhiều điều khủng khiếp nhất định cũng xảy ra - và dường như nó không thể loại bỏ cái xấu mà không làm xấu đi cái tốt.

Trong phương diện này, WhatsApp là một hiện thực mới mạnh mẽ và tồn tại lâu dài, và các vấn đề của nó không có khả năng được giải quyết một cách hợp lý, đôi khi không được quản lý một cách vừa lòng mọi người. Dù thế nào đi nữa, chúng ta sẽ phải học cách sống với nó.

"Tôi nghĩ WhatsApp sẽ là một nơi rất tối tăm, một nơi hoang dã, nơi mà tất cả các thuyết âm mưu này sẽ lan rộng và chúng tôi sẽ không biết họ đang nói về cái gì", Yasodara Córdova, một thành viên của DigitalHKS, một trung tâm tại Kennedy School tại Harvard, nói.

Bà Córdova đã làm việc với Comprova, một dự án kiểm tra thực tế để giám sát các trang mạng xã hội trong cuộc bầu cử của Brazil. "Nhưng những gì tôi học được là những câu chuyện trên WhatsApp là phổ biến trên tất cả các phương tiện truyền thông ở đây," cô nói.

Điểm nổi bật của WhatsApp là tốc độ và tầm với, bà Córdova nói. Ở Brazil, hơn 120 triệu người sử dụng dịch vụ, được cung cấp miễn phí như là một phần của gói cưới internet di động (có nghĩa là, sử dụng WhatsApp không tính vào dung lượng dữ liệu internet mọi người phải trả phí).

Giống như ở các thị trường lớn khác - Ấn Độ, Nam Phi, Ả Rập Xê Út và phần lớn châu Âu – các chức năng của WhatsApp là một công cụ truyền thông đa năng ở Brazil. Nó được sử dụng để trò chuyện, để kinh doanh hình ảnh và meme, cho tin tức, cho hoạt động chính trị và nhiều hơn nữa.

Vì tính trung tâm đó, bà Córdova cho rằng, các vấn đề trên WhatsApp ở Brazil là công thức cho một đất nước có môi trường chính trị và truyền thông bị phá vỡ.

"Ví dụ, chúng tôi không thực sự có thư viện công cộng ở Brazil," cô nói. "Chúng tôi không có nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy cho mọi người - và việc thiếu nguồn thông tin tốt củng cố niềm tin của người dân khi họ thấy điều gì đó sai trên WhatsApp hoặc Facebook".

Điều đó không có nghĩa là WhatsApp không có công cụ nào để kiềm chế mớ hỗn độn này. Năm nay, sau cuộc bạo lực ở Ấn Độ - một vấn đề tồn tại trước khi có WhatsApp và có thể nó đã được khuếch đại bởi ứng dụng - công ty đã thiết lập các quy tắc để hạn chế "tính độc hại" của WhatsApp.

Trước đó, mọi người có thể tự do chuyển tiếp tin nhắn WhatsApp cho bất kỳ ai. Giờ đây, người dùng bị hạn chế chuyển tiếp tin nhắn đến 20 "cuộc trò chuyện", các cuộc hội thoại riêng biệt với một cá nhân hoặc một nhóm tối đa là 256 người. (Trung bình một nhóm có sáu, WhatsApp nói.) Ở Ấn Độ, WhatsApp có giới hạn chuyển tiếp nghiêm ngặt hơn: năm cuộc trò chuyện.

Trong những tình huống nguy hiểm diễn biến nhanh - thiên tai, chiến tranh, tấn công khủng bố hoặc cuộc bầu cử - niềm tin vào WhatsApp trở thành một lực lượng quan trọng đằng sau sự lan truyền của những điều giả mạo.

Đó là phát hiện, ít nhất, của một nghiên cứu năm 2016 của Tomer Simon, một nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv, người đã xem xét cách mọi người sử dụng Internet trong trường hợp khẩn cấp.

Nghiên cứu của ông liên quan đến vụ bắt cóc ba thiếu niên Israel đang đi xe đạp ở Bờ Tây vào mùa hè năm 2014. Vụ bắt cóc đã dẫn đến một cuộc tập kích quân sự khổng lồ của Israel vào Bờ Tây; các đối tượng được tìm thấy đã chết hai tuần sau đó.

Quân đội Israel đã ban hành một lệnh cấm, cấm báo chí đưa tin về vụ bắt cóc. Nhưng trên WhatsApp, Israel bắt đầu lưu hành những câu chuyện về "cái gì đó" sắp đến. Thông qua nghiên cứu thực địa cẩn thận, Tiến sĩ Simon đã thu thập và tìm cách xác định nguồn gốc của nhiều tin đồn lan truyền trên WhatsApp trong những giờ đầu tiên sau vụ bắt cóc.

Ông đã theo dõi những tin đồn về tìm ra nguồn đáng ngạc nhiên: các nhà báo và các thường dân khác đã được thông báo về hoạt động này và những người đã sử dụng WhatsApp để tiết lộ chi tiết cho gia đình hoặc đồng nghiệp của họ trong các nhóm nhỏ mà họ giả định là riêng tư.

Câu chuyện ở đây không phải về tin đồn độc hại và bừa bãi, Tiến sĩ Simon nói. Thay vào đó, đó là câu chuyện về một vài người tin tưởng người khác, những người này lần lượt tin tưởng những người khác, mỗi người truyền đạt lại những gì anh ta hoặc cô ấy coi là thông tin quan trọng và cần thiết cho bạn bè và đồng nghiệp của mình.

Đó là một câu chuyện về bản chất con người. Và đó là lý do tại sao, ngoài việc học để ức chế xu hướng tự nhiên của chúng ta là chia sẻ, thật khó để biết những gì có thể giải quyết tin tức sai trên WhatsApp - hơn là phải chuẩn bị cho mình nhiều hơn nữa.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bản chất con người cản trở việc sửa lỗi WhatsApp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO