Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Các ngành nghề đều phải kết nối số

Yên Thủy| 22/11/2017 15:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, bên cạnh tích cực, Internet cũng đem lại những mặt trái như thông tin xấu độc, tấn công mạng mà các cơ quan liên quan đang phải phối hợp xử lý. (Ảnh: T.H/Vietnam )

Nhận định trên được người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Ngày Internet Việt Nam và Kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam vào sáng 22/11 tại Hà Nội.

Theo ông Tuấn, trong 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam chính thức kết nối Internet với thế giới vào 19/11/1997, có thể dễ dàng nhận thấy Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách của cuộc sống.

Dẫn một số liệu thống kê từ đầu năm 2017, ông Tuấn cho biết Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới.

“So sánh với hơn 31 triệu người dùng vào năm 2012; 17 triệu của 10 năm trước hay 205 nghìn người trong thời đầu của Internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, có thể nói, Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng,” ông Tuấn nói.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (thứ hai từ trái sang) nghe giới thiệu về hệ thống quản lý bãi xe thông minh. (Ảnh: VNG)

Hiện nay, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghiệp nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trên Internet, song hành cùng sự phát triển của các lĩnh vực như truyền thông, quảng cáo, trò chơi điện tử, thương mại điện tử, thanh toán điện tử...

Thực tế cho thấy, cùng với thành tựu của các doanh nghiệp hạ tầng Internet như Viettel, VNPT, FPT, CMC, NetNam... đã có nhiều doanh nghiệp nội dung số lớn như VTC, VNG, VCCorp có vị trí vững vàng trong nước và vươn ra khu vực. Nhiều sản phẩm ứng dụng trên Internet do doanh nghiệp, cá nhân trong nước phát triển đã tạo được tiếng vang ở tầm quốc tế như Flappy Bird, Monkey Junior... Nhiều công nghệ còn rất mới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, mã QR... đã được doanh nghiệp Việt phát triển thành sản phẩm hoàn thiện, có khả năng thương mại cao.

Với cơ quan nhà nước, hàng trăm dịch vụ công trực tuyến được triển khai ở mức độ 3, mức độ 4. Nhiều bộ, ngành, địa phương còn mở các tài khoản chính thức trên mạng xã hội để có thể tương tác với người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả...

Ông Tuấn cho rằng, khi Việt Nam bước vào ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số. Để có thể làm được điều này, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trong nướcmột cách bền vững, thậm chí là đủ lớn mạnh để tiếp tục tiến bước ra thế giới.

DZS với giải pháp cơ sở hạ tầng mạng hợp nhất thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tại Internet Day 2017. (Ảnh: P.L/Vietnam )

“Trong thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai sớm nhiều quyết sách và giải pháp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0,” ông Tuấn cho biết và tin tưởng với hạ tầng và nhân lực hiện tại, Việt Nam có thể đáp ứng được những kỳ vọng này.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng trên Internet của Việt Nam với mục tiêu cao nhất là hướng tới một thị trường Internet, nội dung số bình đẳng và bền vững. Qua đó, trong thời gian tới có thể ghi nhận nhiều hơn nữa các doanh nghiệp của Việt Nam tiến ra nước ngoài thành công, ghi sâu dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới./.

Nhiều công nghệ mới trình diễn tại Internet Day 2017

Với chủ đề Chuyển động số Internet-Nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số, Internet Day 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức đã thu hút khá đông các đại biểu tham dự.

Tại sự kiện, các doanh nghiệp cũng đem đến hàng loạt những công nghệ mới như VNG với hệ thống chiếu sáng thông minh, cửa hàng tiện ích 24 giờ, máy karaoke thanh toán bằng QR Code... Đáng chú ý, hệ thống quản lý bãi xe thông minh giúp người lái dễ dàng tìm được chỗ đỗ xe, nộp phí xe tự động trong khi đơn vị quản lý có thể thống kê được số lượng xe, bãi trống, kiểm soát được an ninh trong bãi đỗ...

Trong khi đó, Công ty DASAN Zhone Solution Việt Nam giới thiệu các giải pháp cơ sở hạ tầng mạng hợp nhất DZS Fiber LAN cho các tòa nhà thông minh, đón đầu xu hướng BIoT (IoT trong các tòa nhà)...

Theo ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc DZS Việt Nam, tốc độ gia tăng các thiết  bị kết nối Internet sẽ định hướng các xu hướng đầu tư trong mọi lĩnh vực (trong đó có BIoT) và Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng này. Do đó, các tòa nhà cần được trang bị đầu tư một cơ sở hạ tầng mạng hợp nhất với khả năng quản lý tập trung, đơn giản và xuyên suốt, nâng cao trải nghiệm kết nối đa dịch vụ tốc độ cao cho người dùng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Các ngành nghề đều phải kết nối số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO