Bộ TT&TT: Xóa 2.200 điểm lõm sóng, phát 500.000 máy tính cho học sinh

Trọng Đạt| 05/11/2022 10:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Đây là kết quả sau một năm triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.

Sáng 4/11, tại Quốc hội đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn về Nhóm vấn đề thứ 2 - lĩnh vực Thông tin & Truyền thông (TT&TT).

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên) đã đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về Chương trình “Sóng và Máy tính cho em”.

Bộ TT&TT: Xóa 2.200 điểm lõm sóng, phát 500.000 máy tính cho học sinh - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đã tuyên bố về việc triển khai chương trình 1 triệu máy tính cho em. Trong đó, 600.000 máy tính bảng được thực hiện bằng nguồn lực xã hội hóa; 400.000 máy được triển khai bằng nguồn Quỹ Viễn thông công ích.

Tính tới hiện tại, 500.000 máy tính bảng bằng nguồn lực xã hội hóa đã được chuyển đến cho các học sinh. Đối với Quỹ Viễn thông công ích, đây không phải là nguồn ngân sách Nhà nước, mà do các doanh nghiệp viễn thông đóng góp.

Bộ TT&TT đã tổ chức đánh giá hiệu quả việc tặng 500.000 máy tính cho trẻ em. Đồng thời, Bộ TT&TT làm việc với Bộ GD-ĐT để quyết định thời điểm triển khai 400.000 máy bằng nguồn Quỹ Viễn thông công ích.

Bộ GD-ĐT đã thống nhất sẽ triển khai khi bắt đầu chính thức chương trình học trực tuyến trong lúc không còn dịch Covid-19.

Bộ TT&TT: Xóa 2.200 điểm lõm sóng, phát 500.000 máy tính cho học sinh - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Đối với vấn đề xóa vùng lõm sóng di động, lúc đầu theo báo cáo từ các sở, ngành, cả nước có khoảng 2.500 điểm lõm sóng di động. Bộ TT&TT thực hiện xóa vùng lõm sóng dựa trên thông tin này và đã xóa được khoảng 2.200 điểm.

Đối với 300 điểm lõm sóng còn lại, cơ bản là các điểm chưa có điện (khoảng 200 điểm) và những nơi chỉ có dưới 50 hộ dân. Bộ TT&TT đặt kế hoạch, đến hết năm nay, cụ thể đến quý 1/2023 sẽ xử lý xong.

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, ngoài những điểm lõm sóng trong danh sách trên, có thể còn một số điểm nữa. Chính quyền các địa phương có thể thông qua Sở TT&TT tổng hợp, báo cáo về Bộ TT&TT để xử lý. Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp và có thể sử dụng nguồn Quỹ Viễn thông công ích để phủ sóng vùng lõm.

Tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Lý Thị Lan (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cho biết, tỉnh này 154 thôn chưa được phủ sóng di động và 1.352 thôn chưa có cáp quang, Internet.

Đại biểu Lý Thị Lan bày tỏ mong muốn Bộ TT&TT sớm chỉ đạo phủ sóng các vùng lõm để đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi và biên giới sớm được tiếp cận với các dịch vụ công nghệ thông tin.

Bộ TT&TT: Xóa 2.200 điểm lõm sóng, phát 500.000 máy tính cho học sinh - Ảnh 3.

Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang.

Trước băn khoăn của đại biểu đến từ Hà Giang, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, 154 thôn bản tại Hà Giang đã nằm trong danh sách 2.500 thôn lõm sóng theo thống kê của Bộ TT&TT. Những thôn bản này chắc chắn sẽ có biện pháp để phủ sóng.

Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng chia sẻ về khó khăn gặp phải trong quá trình tiến hành xóa vùng lõm sóng, đó là ở một số thôn bản vẫn chưa có điện và người dân sống quá phân tán.

Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các nhà mạng có những giải pháp phù hợp, trên tinh thần sẽ phủ sóng triệt để các thôn bản, những vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi người dân chịu thiệt thòi nhất. Nếu người dân tại đây tiếp cận được với không gian mạng, đó sẽ là một cuộc cách mạng giúp họ đổi đời.

Đối với những thôn chưa tiếp cận được với cáp quang, Bộ TT&TT cho biết đây chỉ là một trong những phương pháp truyền dẫn. Nếu nơi đó đã có sóng di động, tức là người dân có thể tiếp cận với các phương tiện truyền dẫn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, vẫn còn khoảng 7.000 thôn bản chưa có đường cáp quang Internet. Năm nay, Bộ TT&TT đang tập trung xóa vùng lõm sóng di động. Sang năm 2023, Bộ sẽ hướng tới việc đưa cáp quang tới các thôn bản để cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao cho bà con./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bộ TT&TT: Xóa 2.200 điểm lõm sóng, phát 500.000 máy tính cho học sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO