Bộ Y tế phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển CNTT Y tế thông minh

Tuấn Trần| 18/10/2019 14:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Quyết định phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin Y tế thông minh đã được Bộ trưởng bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến ký vào ngày 18/10/2019 tại Hà Nội.

Mục tiêu chung của đề án là Ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.

Tại đề án này, bộ Y tế đã nhắc đến hai lĩnh vực công nghệ rất mới và đang phát triển mạnh, đã và đang được ứng dụng trong ngành Y tế tại Việt Nam, bao gồm việc:

Triển khai ứng dụng rô-bốt trong y tế. Ngành y tế hiện đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại. Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da vinci, rô bốt phẫu thuật cột sống Renaissance, rô-bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa.

Và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Ngành y tế đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ năm 2018, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh năm 2018. Ứng dụng ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện, cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; hỗ trợ tư vấn – Chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện.

Trong việc phát triển CNTT Y tế thông minh, đề án cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng nền quản trị y tế thông minh bao gồm việc triển khai, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ tại cơ quan Bộ Y tế, Sở Y tế và các đơn vị trong ngành. Ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử ở các cơ quan, đơn vị.

Hoàn thành cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính trong năm 2020. Tăng cường xây dựng, triển khai các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế kết nối hệ thống một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, bảo đảm 50% số dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế có số lượng hồ sơ lớn đạt mức 3 mức 4 vào năm 2020, 100% vào năm 2025.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển CNTT Y tế thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO