Các công ty khởi nghiệp Việt Nam thu hút sinh viên quốc tế và người Việt ở nước ngoài

Trương Khánh Hợp, Nguyễn Tất Hưng| 25/01/2019 09:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Những người sáng lập của Wisepass, Base.vn và WeFit đều được đào tạo ở nước ngoài, nhưng họ đã bị thu hút để trở lại Việt Nam nhờ tiềm năng khởi nghiệp của đất nước. Lâm Trần, 34 tuổi, là một người Việt ở nước ngoài với hơn 10 năm kinh nghiệm về tiếp thị tại Google Châu Âu. Anh trở về Việt Nam và thành lập Wisepass, một ứng dụng phong cách sống kết nối người dùng với một loạt các dịch vụ ăn uống, giải trí và tiêu khiển thông qua các gói thành viên trả phí.

Kết quả hình ảnh cho Vietnam’s startup potential lures international students, overseas Vietnamese

Năm 2018, Lâm đã cung cấp WisePass ở Thái Lan và Phillipines. Lâm tin rằng để thành công, các doanh nghiệp phải dẫn đầu thị trường tại quê nhà trước khi nghĩ đến việc mở rộng ra nước ngoài.

Sau khi thành lập doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và sau đó mở rộng ra Hà Nội, Lâm thường xuyên bay ra Hà Nội để tham dự các sự kiện và quảng bá sản phẩm của mình. Sau khi bán được 10 thẻ thành viên trong một ngày, Lâm đã có thể cho nhân viên thấy hướng đi và tiềm năng của WisePass.

Lâm cho biết: “Sự mở rộng toàn cầu nghe có vẻ đáng sợ, nhưng sau tất cả, những người sáng lập phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: trao đổi với khách hàng, bán sản phẩm. Không cần phải chờ đợi những sự kiện lớn, tất cả những gì bạn cần làm là trưng bày và tiếp thị sản phẩm của mình ở những nơi thích hợp”.

WisePass hiện đang hoạt động tại ba quốc gia, với 300 đối tác và hơn 1.000 người dùng hoạt động hàng tháng.

Người sáng lập Base.vn - Phạm Kim Hùng, vốn đã nổi tiếng trong giới toán học Việt Nam. Anh đã giành huy chương Vàng và Bạc tại Olympic Toán học Quốc tế và là tác giả của một cuốn sách giáo khoa toán được xuất bản bằng bốn ngôn ngữ. Tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford, Hùng không ở lại làm việc tại Thung lũng Silicon mà quyết định trở về Việt Nam.

Năm 2016, anh cho ra mắt Base.vn, một phần mềm quản lý doanh nghiệp theo mô hình Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), nơi phần mềm được cho thuê theo đăng ký thay vì cài đặt. Ứng dụng này được xây dựng để thống nhất các quy trình quản trị doanh nghiệp, từ quản trị đến nhân sự, quản lý công việc, quản lý tài chính đến tiếp thị bán hàng.

Base.vn hiện đang phục vụ hơn 500 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tổ chức lớn như VIB, VPBank, ACB, The Coffee House, McDonald và VinCommerce.

Base.vn hiện có khoản đầu tư cao nhất vào các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam dưới dạng business to business.

Chand Chandra Tjan, đồng sáng lập và đối tác của quỹ Alpha JWC Venture của Indonesia cho biết: “Sau Indonesia, Singapore và Malaysia, chúng tôi tin rằng Việt Nam có thể trở thành cường quốc công nghệ lớn tiếp theo trong khu vực”.

Ngoài Base.vn và WisePass, trong vài năm qua, cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam đã nhận được nhiều đổi mới khác: WeFit (lĩnh vực thể dục), Elsa (lĩnh vực ngôn ngữ), Logivan (lĩnh vực giao vận), GotIt (lĩnh vực giao quà) và Uiza (truyền phát video). Hầu hết những nỗ lực kinh doanh này đã thành công trong việc tạo ra chỗ đứng riêng của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Các chuyên gia đã cho biết rằng: với hơn 100 triệu người, Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội lớn và với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, kết hợp với sự thích nghi nhanh chóng của sự phát triển kỹ thuật số, là nền tảng cho các dự án mới, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp.

Theo các chuyên gia: ngoài các tiềm năng kinh tế, những người trẻ tuổi trở về Việt Nam còn có ý thức về nghĩa vụ đối với quê hương của mình, cũng như nhận thức rằng những nỗ lực của họ ở đây có thể có tác động tích cực hơn đối với toàn xã hội.

Theo báo cáo gần đây của Viện sáng lập Topica (TFI), một chương trình tăng tốc khởi nghiệp tại Việt Nam và Thái Lan do Topica, công ty công nghệ giáo dục đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Hà Nội cho biết: Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã tăng lên 889 triệu đô la trong năm 2018, gấp ba lần so với năm 2017.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Các công ty khởi nghiệp Việt Nam thu hút sinh viên quốc tế và người Việt ở nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO