Các giải pháp cho chuyển đổi số đang trở nên thông minh hơn nhờ AI

Minh Thiện| 09/12/2021 20:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Các sản phẩm, giải pháp được trao Giải thưởng Chuyển đổi số (CĐS) (VDA) Việt Nam 2021, đều giải quyết những vấn đề thiết thực trong đời sống, xã hội Việt Nam.

Cú huých từ đại dịch COVID-19

Giải thưởng VDA 2021 là giải thưởng quốc gia do Bộ TT&TT trực tiếp chỉ đạo nhằm tôn vinh những thành tựu CĐS xuất sắc của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp (DN) và cá nhân, thúc đẩy công cuộc CĐS quốc gia.

Hội đồng Giám khảo của giải thưởng năm nay là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, CĐS như: TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam; ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục An toàn Thông tin - Bộ TT&TT, ông Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ...

Đánh giá về Giải thưởng năm nay, ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch VDCA, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng VDA 2021 nhấn mạnh: Giải thưởng năm nay diễn ra trong một giai đoạn hết sức đặc biệt! Bởi sau thời điểm phát động là lúc các tỉnh thành phía Nam chìm trong đợt dịch bệnh COVID-19, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân nói chung và cộng đồng DN. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ tham dự giải thưởng nhiều hơn các năm trước.

VDA 2021 quy tụ các giải pháp thiết thực cho chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch VDCA, Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng VDA 2021, khai mạc Lễ vinh danh

Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng chung khảo, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra được 53 đơn vị tiêu biểu nhất để trao giải thưởng, trong số 300 hồ sơ tham dự từ các cơ quan tổ chức, cộng đồng DN và cá nhân trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Minh Hồng khẳng định, đại dịch COVID-19 chính là cú huých CĐS. Nhiều công ty đã biết tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo để vươn lên vượt qua tác động của dịch.

Quy tụ các giải pháp hữu ích

Có nhiều giải pháp phục vụ rất hữu ích cho cộng đồng trong thời buổi dịch bệnh COVID-19 hoành hành như: Giải pháp ATM gạo, ATM Khẩu trang của Công ty CP Vũ trụ Xanh, giải pháp Microsoft Teams hỗ trợ miễn phí việc học online cho các trường học, nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở của Viettel Solutions, nền tảng callbot…

CĐS thể hiện rõ ở tính năng như: Nâng cao trải nhiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình, cải thiện chất lượng dịch vụ… Nhiều ứng dụng nổi bât, sử dụng nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, IoT, chuỗi khối, đám mây…

VDA 2021 quy tụ các giải pháp thiết thực cho chuyển đổi số - Ảnh 2.

Đại diện Ban tổ chức trao Giải thưởng cho các đơn vị tại Lễ vinh danh

Đại diện cho Hội đồng Chung khảo, TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng VDA 2021 cho biết: Có những giải pháp đã được hình thành từ nhiều năm trước đây nhưng đến thời điểm này thì đã bắt đầu phát huy tác dụng trong đời sống.

"Tôi cho rằng, những sản phẩm tiêu biểu được vinh danh hôm nay sẽ là nền tảng để các DN khác, các tổ chức khác nghiên cứu sử dụng, áp dụng cho DN của mình. Như vậy sẽ thúc đẩy nhanh quá trình CĐS của Việt Nam", TS. Nguyễn Quân khẳng định.

53 hồ sơ xuất sắc nhất đã được trao giải thưởng ở 4 hạng mục: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp CĐS xuất sắc; DN CĐS xuất sắc; Sản phẩm, Giải pháp CĐS tiêu biểu; Sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.

Các giải pháp đang trở nên thông minh hơn nhờ AI

Vượt qua hơn 300 hồ sơ tham dự từ các DN trên cả nước, giải pháp số hóa văn bản SmartOCR của GMO-Z.com RUNSYSTEM đã được xướng tên ở hạng mục Sản phẩm, Giải pháp công nghệ số tiêu biểu.

Đây là giải pháp nhận dạng chữ viết tay, chữ in và trích xuất các kí tự từ dữ liệu hình ảnh, chuyển đổi sang dạng văn bản nhờ ứng dụng AI. Lõi OCR của SmartOCR có khả năng nhận diện, xử lý tài liệu trên 3 ngôn ngữ tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt cho độ chính xác trên 97%. SmartOCR cũng là giải pháp duy nhất trên thị trường có thể nhận diện chữ viết tay tiếng Việt.

Với công cụ Extractor, SmartOCR có thể bóc tách trường thông tin theo nhu cầu của từng DN, tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau và có thể dễ dàng giải pháp này còn hỗ trợ đa dạng các loại tài liệu như: các loại giấy tờ pháp lý, thẻ thành viên, thẻ tích điểm, sổ hộ khẩu, biểu mẫu đăng ký, bảng khảo sát, hóa đơn, hợp đồng, sổ đỏ, báo cáo tài chính, tài liệu học, …

VDA 2021 quy tụ các giải pháp thiết thực cho chuyển đổi số - Ảnh 3.

Ông Đào Bảo Linh, Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển AI của GMO-Z.com RUNSYSTEM, đại diện công ty lên nhận Giải thưởng

Trên thực tế, SmartOCR đã được triển khai cho nhiều khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau như xây dựng hệ thống lưu trữ số trong DN; OCR giúp giảm thời gian nhập liệu trong lĩnh vực BPO; SmartOCR tích hợp cùng SmartKYC để triển khai định danh khách hàng điện tử trong tài chính/ngân hàng...

Chia sẻ về những lợi ích mà SmartOCR mang lại cho DN, ông Nguyễn Tấn Minh - Phó Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM khẳng định: "Trong nền công nghiệp 4.0, việc số hóa hiện trường là điều kiện tiền đề để triển khai các ứng dụng công nghệ khác. SmartOCR giúp các doanh nghiệp dễ dàng số hóa tài liệu ngay từ khâu nhập liệu đầu vào, nâng cao hiệu quả quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm. Khi ứng dụng SmartOCR, DN có thể tiết kiệm từ 50% - 80% thời gian, quy trình, chi phí. Trong tương lai, OCR sẽ được ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ các lĩnh vực giúp rút ngắn thủ tục, quy trình, số hóa dữ liệu và gia tăng trải nghiệm cho người dùng."

Trước đó, vào tháng 10/2021, SmartOCR cùng với các giải pháp khác trong Hệ sinh thái "One-stop Solutions" như SmartRPA - Robot tự động hóa nghiệp vụ, SmartKYC - Định danh khách hàng điện tử, SmartStore - Bán lẻ thông minh, SmartGift - Khuyến mại thông minh… cũng đã lọt Top 10 DN CNTT cung cấp giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số tiêu biểu, trong Lễ Vinh danh TOP 10 DN CNTT 2021 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Với công nghệ ngày càng thông minh hơn, các sản phẩm, giải pháp công nghệ số đạt Giải thưởng năm nay sẽ góp phần để Việt Nam vừa chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế; các tổ chức, DN CĐS sẽ sớm thiết lập "trạng thái bình thường số mới"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
    Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Tạp chí Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Các giải pháp cho chuyển đổi số đang trở nên thông minh hơn nhờ AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO