Các startup công nghệ bất động sản như Propzy đang đối mặt với khó khăn gì?

Kiều Anh| 20/06/2022 16:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Propzy, cũng như các công ty Proptech khác đang phải đối mặt với không ít khó khăn khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một thị trường hấp dẫn và còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp "vùng vẫy".

Nền tảng công nghệ bất động sản (Proptech) Propzy vừa có thông báo giải thể công ty dịch vụ với lý do thay đổi kế hoạch kinh doanh.

Propzy có hai doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là Công ty TNHH Propzy Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ Propzy. Trong đó, doanh nghiệp vừa được thông báo giải thể là Công ty TNHH Dịch vụ Propzy với hoạt động kinh doanh tập trung vào tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản và đấu giá quyền sử dụng đất.

Tính đến tháng 6/2020, Propzy đã huy động được 33 triệu USD sau ba vòng gọi vốn. Lần gần đây nhất, startup nền tảng tìm kiếm thông tin, giá cả bất động sản này đã gọi vốn thành công 25 triệu USD.

Cách đây không lâu, John Le, CEO của startup này chia sẻ với truyền thông, kể từ tháng 9/2021 đã sa thải 50% nhân viên trong bối cảnh tái cơ cấu mô hình kinh doanh. Các nhân viên bị sa thải đều phụ trách lĩnh vực bán hàng. Theo lý giải, Propzy hiện đang thúc đẩy tự động hoá các dịch vụ môi giới trực tiếp thông qua công nghệ, nên những vị trí này không cần thiết nữa. Có lẽ một phần từ lý do trên mà Công ty TNHH dịch vụ Propzy được giải thể.

Vài năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 khiến người mua và người bán khó gặp nhau, công nghệ bất động sản đã phát huy được vai trò lớn. Tuy nhiên, Propzy, cũng như các startup Proptech khác đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đánh giá, với Proptech thông tin bất động sản, khó khăn ban đầu là việc thay đổi niềm tin và hành vi tiêu dùng của người mua, bán bất động sản: Từ thói quen mua báo giấy hàng ngày hoặc tìm bảng hiệu “đang bán/cho thuê” chuyển sang tìm kiếm trực tuyến, online và sử dụng các công cụ công nghệ nhiều hơn.

“Hiện tại, người mua nhà Việt Nam có tâm lý thận trọng, chưa hoàn toàn tin vào các thông tin online. Gần như 100% người mua phải đến tận địa điểm để xem thông tin và trải nghiệm. Đối với những sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, họ ưa chuộng việc được trực tiếp xem, chạm, nghe", ông Quốc Anh cho biết.

Ông Quốc Anh cho rằng đây là điều hoàn toàn rất hợp lý vì với môi trường đang có quá nhiều thông tin khác nhau, độ uy tín của các chủ đầu tư còn là dấu hỏi thì người tiêu dùng nên đến địa điểm để đảm bảo an toàn trước nhất.

Bên cạnh đó, khi người dùng đã quen với công nghệ thì các Proptech cần duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo ra giải pháp và sản phẩm mới, nhằm theo kịp và đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng.

Sau nhiều năm, đặc biệt sau Covid-19, khi Internet và công nghệ trở nên phổ biến thì sự thay đổi hành vi và thói quen của người tiêu dùng trở nên nhanh và mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc hiểu người dùng, nắm bắt và mang lại trải nghiệm người dùng phù hợp với hành trình của từng nhóm đối tượng là thách thức của các Protech, đặc biệt là với các sản phẩm giá trị cao.

Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đánh giá, Proptech một thị trường hấp dẫn và còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp "vùng vẫy". Hành trình của người mua nhà từ khâu tìm kiếm thông tin đến việc đưa ra quyết định là rất dài, có nhiều khâu để Proptech có thể tham gia giải quyết.

“Tiềm năng cho lĩnh vực Proptech là rất lớn. Chúng ta có thể tiếp cận được hàng chục triệu người có nhu cầu mua nhà. Đây là tập khách hàng lớn, tiềm năng doanh số lớn và là miếng bánh rất thu hút các doanh nghiệp Proptech. Do vậy tôi nghĩ rằng trong tương lai Proptech Việt Nam sẽ lạc quan, vấn đề là cần có những định hướng, chiến lược cụ thể khi đi vào cải thiện trải nghiệm người dùng, cung cấp thông tin, giải pháp liên quan đến tài chính, định giá, quy hoạch… để người mua có đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi họ đến thực địa và ra quyết định”.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Các startup công nghệ bất động sản như Propzy đang đối mặt với khó khăn gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO