Các tỉnh cuối cùng đã ngừng phát sóng truyền hình analog

T.H| 28/12/2020 16:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi tắt sóng truyền hình tương tự (analog), người dân sẽ có 3 cách để xem truyền hình số là mua đầu thu chuẩn DVB T2/MPEG4, đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền hoặc mua tivi tích hợp sẵn đầu thu kỹ thuật số.

Từ đêm qua (0h ngày 28/12/2020), đã có thêm 15 tỉnh ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất. Đây là các tỉnh thuộc nhóm IV và cũng là các tỉnh cuối cùng ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo kế hoạch của Đề án “Số hóa truyền hình”.

Cụ thể, các tỉnh ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trong đợt này bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Các tỉnh cuối cùng đã ngừng phát sóng truyền hình analog - Ảnh 1.

Từ đêm qua, đã có thêm 15 tỉnh ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Theo kế hoạch số hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các đài truyền hình trung ương và địa phương sẽ phải kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2020.

Thực tế cho thấy, số hóa đang là xu thế tất yếu của ngành truyền hình. Nhiều nước trên thế giới đã hoàn thành việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đối với hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.

Việt Nam cũng sẽ không đi ngoài xu hướng đó. Khi thực hiện xong Đề án “Số hóa truyền hình”, Việt Nam sẽ là 1 trong số 75 quốc gia trên thế giới hoàn tất việc số hóa truyền hình mặt đất. Tại khu vực ASEAN, hiện mới chỉ có 3 quốc gia khác làm được điều này.

Các tỉnh cuối cùng đã ngừng phát sóng truyền hình analog - Ảnh 2.

Một mẫu đầu thu chuẩn DVB-T2 để thu phát sóng truyền hình số mặt đất.

Việc triển khai số hóa truyền hình sẽ mang lại các lợi ích như nâng cao chất lượng các kênh chương trình truyền hình, cung cấp nhiều kênh hơn đến với người dân.

Khi hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự, người dân sẽ có 3 cách để xem truyền hình số mặt đất, đó là mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB T2/MPEG4, đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền hoặc mua tivi tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4.

Hiện phần lớn các hộ gia đình đều đã sở hữu những chiếc TV tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ đầu thu để đảm bảo người dân vẫn có thể xem được các kênh truyền hình khi Việt Nam tắt sóng truyền hình analog.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Các tỉnh cuối cùng đã ngừng phát sóng truyền hình analog
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO