Cách các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới ứng phó với Covid-19: Chanel sản xuất khẩu trang, Hermès cho nhân viên nghỉ vẫn trả đủ lương

Linh Hân| 02/04/2020 20:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong lúc cả thế giới đang oằn mình gánh chịu những thiệt hại do Covid-19 gây ra, các thương hiệu cao cấp trên toàn thế giới đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo nhưng không kém phần thiết thực để giúp đỡ.

Châu Âu vốn được mệnh danh là thủ phủ hàng hiệu của toàn thế giới nên việc đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và thương mại của nhiều nhãn hàng cao cấp.

Chính phủ các quốc gia đã đóng cửa nhiều trường học, công sở, trung tâm thương mại, đồng thời khuyến cáo người dân nên tự cách ly tại nhà trong thời gian này. Do không có khách, nhiều thương hiệu lớn như LVMH, Kering, Prada… đã phải ngừng đặt hàng sản xuất không chỉ trong tháng 3, thậm chí là có thể duy trì trạng thái này đến tận tháng 4 hoặc tháng 5.

Trước tình hình kinh doanh khó khăn đó, nhiều thương hiệu xa xỉ đã nghĩ ra các giải pháp sáng tạo và ý nghĩa, vừa để khắc phục các tổn thất kinh tế, vừa đóng hỗ trợ phần nào cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.

Sản xuất khẩu trang, nước rửa tay

Cách các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới ứng phó với Covid-19: Chanel sản xuất khẩu trang, Hermès cho nhân viên nghỉ vẫn trả đủ lương - Ảnh 1.

Trước tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế tại châu Âu, nhiều thương hiệu đã bắt đầu mở cửa lại nhà máy của mình để sản xuất các mặt hàng cần thiết để cung cấp cho người dân và các y bác sĩ trong đợt dịch này.

Tập đoàn LVMH (Fendi, Louis Vuitton…) là một trong những bên tuyên bố sẽ sản xuất nước rửa tay từ các nhà máy chuyên làm nước hoa và mỹ phẩm cho các thương hiệu như Christian Dior và Givenchy. Mọi chi phí sản xuất và vận chuyển sẽ đều do LVMH chi trả, trước khi hàng được chuyển tới cho các cơ quan y tế.

Không hề kém cạnh đối thủ, tập đoàn Kering (Gucci, Balenciaga, Yves Saint Laurent…) cũng đã đặt hàng 3 triệu khẩu trang y tế dành tặng các bệnh viện trên toàn nước Pháp. Thậm chí, họ còn sử dụng xưởng thiết kế của mình tại đây để giúp sản xuất mặt hàng này. Trong đó, riêng thương hiệu Gucci đã đóng góp tới 1 triệu khẩu trang y tế cùng 55.000 bộ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế.

Thương hiệu thời trang Chanel cũng tuyên bố sẽ tận dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để tham gia sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ cho các y bác sĩ, nhưng không tiết lộ số lượng dự kiến.

Tại Ý, vào ngày 18/3, Prada bắt đầu cung cấp hơn 80.000 bộ đồ bảo hộ và 110.000 khẩu trang dành cho các nhân viên y tế theo lời đề nghị của vùng Tuscany. Theo kế hoạch sản xuất, các mặt hàng này sẽ được chuyển đi mỗi ngày cho tới ngày 6/4.

Tại Mỹ, nhà mốt Ralph Lauren cũng đang rục rịch sản xuất hơn 250.000 khẩu trang và 25.000 bộ đồ bảo hộ.

Cho nhân viên nghỉ nhưng vẫn trả lương đều đặn

Trong mùa dịch này, không ít người lao động đã mất việc do các cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động, cắt giảm nhân viên. Đối với những người may mắn được ở lại, tiền lương của họ cũng sẽ bị giảm khá nhiều.

Tuy nhiên, tình trạng này không hề xảy ra tại tập đoàn Hermès, nhất là với ngân sách dự phòng dồi dào cùng truyền thống nhân văn lâu đời của thương hiệu này. Tập đoàn Hermès tuyên bố sẽ giữ nguyên mức lương cơ bản cho hơn 15.500 lao động đang làm việc tại đây mà không cần nhờ tới gói cứu trợ của chính phủ các nước nơi có sự hiện diện của Hermès, đặc biệt là tại Pháp.

Cách các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới ứng phó với Covid-19: Chanel sản xuất khẩu trang, Hermès cho nhân viên nghỉ vẫn trả đủ lương - Ảnh 2.

Không chỉ hào phóng đóng góp vật tư y tế, nhà mốt Ralph Lauren cũng khẳng định sẽ trả lương đầy đủ cho nhân viên trong quãng thời gian nghỉ vì dịch. Trước đó, thương hiệu này đã thông báo đóng cửa mọi cửa hàng của mình từ 18/3 cho đến 1/4 nhằm ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Theo WWD, Chanel cũng đang đóng cửa mọi cửa hàng tại Mỹ trong ít nhất nửa tháng tới, “nhằm đảo bảo sức khỏe cộng đồng và vì sự an toàn của các nhân viên và khách hàng”. Thương hiệu này cũng đảm bảo người lao động sẽ được đền bù 8 tuần lương trong thời gian dịch bệnh.

Quyên góp tiền bạc cho các bệnh viện và nghiên cứu về Covid-19

Cách các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới ứng phó với Covid-19: Chanel sản xuất khẩu trang, Hermès cho nhân viên nghỉ vẫn trả đủ lương - Ảnh 3.

Bên cạnh việc sản xuất trang thiết bị y tế và đảm bảo lương cho nhân viên trong suốt đại dịch, các thương hiệu cao cấp cũng mạnh dạn đóng góp những khoản tiền “khủng” cho các bệnh viện, các quỹ vì sức khỏe cũng như các nghiên cứu có ích về Covid-19.

Hãng trang sức nổi tiếng nước Ý Bulgari cũng đã ủng hộ một số tiền đáng kể cho bộ phận nghiên cứu của Bệnh viện Truyền nhiễm Lazzaro Spallanzani để mua hệ thống kính hiển vi tiếp nhận hình ảnh. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt virus.

Mới đây, thương hiệu Giorgio Armani tuyên bố sẽ hỗ trợ 2 triệu Euro cho các bệnh viện ở khu vực Bergamo, Piacenza và Versilia. Riêng bản thân Giám đốc điều hành thương hiệu - nhà thiết kế Giorgio Armani - cũng tự bỏ 1,25 triệu Euro tiền túi ra để quyên góp cho các cơ sở y tế tại Ý.

“Trong thời điểm này, việc đoàn kết và hỗ trợ những người đang chiến đấu ở tuyến đầu và giành giật mạng sống cho hàng trăm bệnh nhân bằng bất cứ cách nào là điều vô cùng quan trọng”, Giám đốc sáng tạo của Versace - Donatella Versace - nói. Bà và con gái mình cũng đã ủng hộ riêng 200.000 Euro cho Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện San Raffaele tại Milan, nhằm giúp các y bác sĩ tại đây khắc phục phần nào tình trạng quá tải bệnh nhân.

Ngoài ra, các tập đoàn và thương hiệu khác như LVMH, Kering, Chanel, Hermès, Ralph Lauren, Dolce & Gabbana... cũng tham gia đóng góp nhiều khoản tiền lớn cho các bệnh viện trên toàn thế giới.

(Tổng hợp)

Cách các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới ứng phó với Covid-19: Chanel sản xuất khẩu trang, Hermès cho nhân viên nghỉ vẫn trả đủ lương - Ảnh 4.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Doanh nghiệp bưu chính tìm kiếm cơ hội hợp tác về công nghệ
    Theo Vụ trưởng Vụ Bưu chính, cạnh tranh về giá cả phản ánh sự phát triển của thị trường nhưng câu chuyện hợp tác về công nghệ là thiết yếu để kinh doanh tốt hơn.
  • Báo chí tiên phong ứng dụng công nghệ mới để “kể chuyện” hấp dẫn hơn
    Nhiều cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay đã nhanh chóng, liên tục đổi mới sáng tạo để thể hiện những câu chuyện hấp dẫn thu hút độc giả, bạn xem truyền hình nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ mới.
  • Công nghệ số tăng trải nghiệm, kích cầu du lịch Việt Nam
    Việc triển khai áp dụng các nền tảng số ở tầm quốc gia của ngành du lịch để tạo nên sự liền mạch và thống nhất về dữ liệu, sự kết nối liên thông chặt chẽ giữa các chủ thể trong ngành du lịch như cơ quan quản lý, các điểm đến, doanh nghiệp, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách
  • Phát triển du lịch Tây Nguyên bằng hành trình di sản
    Tây Nguyên - vùng đất đỏ bazan trù phú, với những cao nguyên hùng vĩ, rừng già thâm u và những bản sắc văn hóa đặc trưng là nơi lưu giữ không chỉ những giá trị thiên nhiên độc đáo mà còn cả kho tàng văn hóa tinh thần phong phú và quý giá. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch ở Tây Nguyên bằng chính việc kết nối hành trình di sản?
  • Ứng dụng nền tảng Ititan để quản lý kinh doanh, ra quyết định
    Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu iTitan là giải pháp được phát triển và tích hợp trên các nền tảng nguồn mở của Công ty cổ phần Tin học Giải pháp Tích hợp mở Việt Nam (INet Solutions Corp) nghiên cứu, phát triển nhằm giải quyết các bài toán liên quan đến dữ liệu lớn (big data).
Đừng bỏ lỡ
Cách các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới ứng phó với Covid-19: Chanel sản xuất khẩu trang, Hermès cho nhân viên nghỉ vẫn trả đủ lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO