Cách mạng 4.0 sẽ thổi sức sống cho lĩnh vực sản xuất của ASEAN

Lan Phương| 07/03/2018 15:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong khi truyền thông, viễn thông và ngân hàng là những lĩnh vực đầu tiên chịu tác động toàn diện bởi các công nghệ mới thì nay lĩnh vực sản xuất cũng đang bước vào guồng quay này.

Trên toàn cầu, nhiều đơn vị sản xuất, đặc biệt là các đơn vị sản xuất trong các ngành công nghiệp tiên tiến, đã và đang tìm kiếm các cách thức để khai thác các công nghệ số. Những nỗ lực này, thường được gọi là “cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0), nhằm mục tiêu đạt được sự tin cậy lớn hơn và giảm bớt chi phí thấp, thường liên quan đến các khả năng điện toán và lưu trữ được tăng cường, được hỗ trợ nhờ việc nhanh chóng chấp nhận một loạt các ứng dụng mới.

CMCN 4.0 là nơi tụ hội của nhiều công nghệ số mang tính đột phá, hứa hẹn có thể làm đổi thay ngành sản xuất. Xu hướng chuyển mình để đáp ứng cuộc cách mạng 4.0 đạt được nhờ một số các yếu tố cùng đến tại một thời điểm chín muồi: sự gia tăng nhanh chóng của dữ liệu, khả năng điện toán và kết nối; sự xuất hiện của các khả năng phân tích dữ liệu và thông tin kinh doanh; các hình thức tương tác người - máy mới, như các giao diện chạm (touch) và các hệ thống tương tác thực tế; và sự tiến bộ trong các thành tựu số được đưa vào trong thế giới thực - ví dụ, như robot tiên tiến và in 3D.

CMCN 4.0 được kỳ vọng giúp tăng trưởng sản xuất. Trên toàn cầu, CMCN 4.0 được dự báo sẽ mang lại 1,2 nghìn tỷ đến 3,7 nghìn tỷ USD giá trị. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với các nền kinh tế thành viên có những lĩnh vực sản xuất lớn, có tiềm năng đạt được giá trị sản xuất lên tới 216 - 627 tỷ USD/năm vào năm 2025.

Tác động của cuộc CMCN 4.0 có thể đạt giá trị 216 - 627 tỷ USD/ năm vào năm 2025 trong khu vực ASEAN (Nguồn: McKinsey)

Trong một thăm dò gần đây của McKinsey đối với 200 lãnh đạo doanh nghiệp (DN) trong khu vực ASEAN, tiềm năng chuyển đổi của cuộc CMCN 4.0 đã được lãnh đạo các DN trong khối khẳng định rõ ràng. Hầu hết các câu trả lời (96%) tin tưởng cuộc CMCN 4.0 sẽ mang lại các cơ hội kinh doanh mới cho các ngành công nghiệp và dưới 90% số lãnh đạo DN ASEAN cho biết là hiệu suất được cải thiện sẽ là một trong những lợi ích chính đến từ các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0.

Mặc dù nhận thấy tiềm năng của các công nghệ số nhưng họ vẫn còn chậm chấp nhận chúng. Chỉ 13% số lãnh đạo DN trả lời cho biết các công ty của họ bắt đầu chuyển đổi sang CMCN 4.0. Bằng cách nắm bắt các cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, các nhà máy sản xuất ASEAN có thể trở thành các nhà máy tiên phong kế tiếp trong các lĩnh vực của họ.

Bên cạnh đó, một số nhà máy chưa thực sự đánh giá đúng về các khả năng dài hạn to lớn và các ý nghĩa của các sáng kiến của cuộc CMCN 4.0 đối với các hệ thống sản xuất của họ. Nhiều giám đốc DN chưa quan tâm đúng đắn đến cuộc CMCN 4.0.

Để nắm bắt các cơ hội từ các công nghệ của cuộc CMCN 4.0, các quốc gia ASEAN cần phải nắm bắt rõ về các trở ngại có thể làm chậm việc chấp nhận các công nghệ số, cần có một tầm nhìn chung về các lợi ích tiềm năng của cuộc CMCN 4.0, một chính sách và môi trường đào tạo khuyến khích việc triển khai sản xuất. Mặc dù, các nhà sản xuất ở ASEAN có thể có một khởi đầu chậm trong cuộc đua hướng tới các công nghệ mới nhưng hãy còn một con đường dài phía trước để các nhà lãnh đạo DN nắm bắt cơ hội.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cách mạng 4.0 sẽ thổi sức sống cho lĩnh vực sản xuất của ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO