Cần 610.000 tỷ đồng để bảo đảm an ninh nguồn nước

PV| 21/09/2021 16:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Tổng nhu cầu vốn để bảo đảm an ninh nguồn nước trong giai đoạn 2021-2030 là 610.000 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 200.000 tỷ, vốn ngân sách địa phương và xã hội hóa là 410.000 tỷ. Trong giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn này cần có gần 250 nghìn tỷ, trong đó ngân sách Trung ương 80.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương và xã hội hóa 168.000 tỷ đồng.

Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/9 vừa qua.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2030: Đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng; Đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn, hệ thống chuyển nước liên vùng; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ.

Đồng thời, 100% dân cư thành thị, 65% dân số nông thôn, 100% các đảo có đông dân cư được cấp nước sạch đạt quy chuẩn; 30% diện tích cây trồng được thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và tưới tiết kiệm nước; 50% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong đó ít nhất 20% nước thải sau xử lý được tái sử dụng; 98% khu công nghiệp, khu chế xuất, 80% tổng lượng nước thải các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng được xử lý.

Cần 610.000 tỷ đồng cho Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước - Ảnh 1.

Công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). (Ảnh: dangcongsan.vn)

Đề án cũng hướng đến mục tiêu kiểm soát cơ bản các hoạt động khai thác, sử dụng nước; kiểm soát 100% các nguồn thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi; cải thiện, phục hồi các dòng sông, nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng; Cùng với đó, duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, duy trì diện tích rừng tự nhiên hiện có; bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái ngập nước quan trọng, rừng và các nguồn sinh thuỷ.

Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu, bổ sung vào mục tiêu cụ thể một số nội dung như giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới; Bảo đảm các chỉ tiêu về an ninh nguồn nước quốc gia; Xây dựng cơ chế tài chính về nước; Bảo vệ, phát triển rừng là nguồn sinh thủy, bảo tồn và phát triển bền vững môi trường sinh thái.

Bảo đảm dòng chảy tối thiểu cho các dòng sông; xử lý, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; chủ động, ứng phó kịp thời với mọi thảm họa, thiên tai do nước gây ra cũng là nội dung được cơ quan thẩm tra đề nghị cần bổ sung.

Liên quan đến kinh phí, theo Tờ trình của Chính phủ, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021-2030 là 610.000 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 200.000 tỷ, vốn ngân sách địa phương và xã hội hóa là 410.000 tỷ. Giai đoạn 2021-2025 ngân sách Trung ương 80.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương và xã hội hóa 168.000 tỷ đồng.

Cơ quan thẩm tra cho rằng cần làm rõ cơ sở pháp lý để xác định tỉ lệ cơ cấu các nguồn vốn trong toàn bộ giai đoạn triển khai Đề án và riêng cho giai đoạn 2021- 2025.

Ngoài ra, Uỷ ban cũng đề nghị Chính phủ cần làm rõ khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách bố trí cho Đề án trong giai đoạn 2021- 2025; nhất là nguồn vốn xã hội hóa; nguồn hợp tác công tư; bổ sung thêm nguồn vốn lồng ghép với các chương trình, dự án khác đang triển khai nhằm đảm bảo tính thống nhất, khả thi, đồng bộ, đảm bảo nguyên tắc đầu tư có lộ trình, trọng tâm, trọng điểm trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Đồng thời cần làm rõ căn cứ phân bổ nguồn vốn cho giai đoạn 2026-2030.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Cần 610.000 tỷ đồng để bảo đảm an ninh nguồn nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO