CMC đồng hành cùng doanh nghiệp Nhật Bản chuyển đổi số

Gia Bách| 29/10/2021 08:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC - CMC Japan sẽ mang đến Tuần lễ CNTT Nhật Bản - Japan IT Week Autumn 2021 các sản phẩm thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây (cloud) và an ninh an toàn thông tin ATTT.

CMC còn mang đến các giải pháp về chuyển đổi số (CĐS) và dịch vụ gia công phần mềm (IT Outsourcing) chất lượng cao để giới thiệu với các khách mời. Sự kiện diễn ra trong ba ngày từ 27 - 29/10/2021, được kỳ vọng quy tụ hơn 900 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực CNTT tham gia triển lãm và thu hút trên 55.000 khách tham quan.

Các giải pháp Made by CMC mang niềm tự hào Make in Việt Nam ra thế giới

Cụ thể, trong tuần lễ CNTT này, CMC mang đến ba sản phẩm, giải pháp tiêu biểu gồm: giải pháp nhận diện khuôn mặt CIVAMS (CMC Intelligence Video Analytics and Management System), giải pháp an ninh mạng SOC (Security Operation Center) và giải pháp điện toán đám mây (CMC Cloud).

CMC tham dự Tuần lễ CNTT - Japan IT Week Autumn 2021 tại Nhật - Ảnh 1.

Khách hàng Nhật Bản trải nghiệm giải pháp CIVAMS

Trong đó, CIVAMS được Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC (CIST) phát triển dựa trên công nghệ xử lý hình ảnh thông minh, có khả năng phân tích video, nhận diện khuôn mặt, nhận dạng danh tính, đo thân nhiệt, giúp kiểm soát ra vào tại các khu vực cần bảo mật cao hoặc những nơi có lưu lượng người ra vào lớn. 

Kết quả thử nghiệm thực tế, độ chính xác của CIVAMS lên tới 99,2% với điều kiện ánh sáng tự nhiên, gương mặt không che chắn và 98,95% với gương mặt đeo khẩu trang, các gương mặt có thể được nhận diện từ nhiều góc độ. Bên cạnh đó, CIVAMS có thể nhận diện khuôn mặt trong cơ sở dữ liệu lớn trên 6 triệu ID người dùng cùng tốc độ nhận diện cao 200m/s. Khách tham dự sự kiện có thể trực tiếp trải nghiệm các tính năng của CIVAMS thông qua các thiết bị xử lý tại gian hàng.

Dịch vụ giám sát an ninh ATTT SOC có khả năng phát hiện, cách ly, xử lý các sự cố của hệ thống thông tin trong 24 giờ/7 ngày. Dịch vụ bảo mật ứng dụng công nghệ tự động hóa (Automation) và AI, quy trình báo cáo, xử lý sự cố của CMC SOC tuân thủ chính sách an ninh thông tin theo chuẩn quốc tế ISO 27035:2009 và ISO 27001.

Tại triển lãm, CMC sẽ trình chiếu video giới thiệu hạ tầng trung tâm dữ liệu và giải pháp CMC Cloud. Ba đặc điểm nổi bật của CMC Cloud là: Tính khởi tạo nhanh (CMC Cloud cung cấp môi trường điện toán đám mây đa dạng, thuận lợi để DN có thể khởi tạo đám mây của riêng mình); Bảo mật và tin cậy (CMC Cloud cung cấp một nền tảng an toàn, bảo mật theo chuẩn ISO 9001 và ISO 27001); Tối ưu chi phí (hệ thống tính toán tự động, minh bạch giúp DN kiểm soát tốt chi phí hàng tháng).

Đồng hành cùng DN Nhật Bản trong hành trình CĐS

Được thành lập từ năm 1993, CMC là DN đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp số. Trên thị trường quốc tế, CMC nỗ lực đáp ứng nhu cầu gia công phần mềm từ khách hàng nước ngoài.

Đại diện CMC trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế - CMC Global được thành lập năm 2017. Trải qua 4 năm, CMC Global đã đạt tăng trưởng về cả quy mô, doanh thu và thị phần. Từ 50 nhân viên ban đầu, nhân sự tại CMC Global đã tăng lên 1.500 người.

Tại triển lãm CNTT Nhật Bản vào mùa Thu, CMC Global mang đến cho khách hàng hai giải pháp CĐS là Cloud MSP và dịch vụ IT Outsourcing từ các Global Delivery Center (GDC). Hiện nay, CMC Global sở hữu 3 GDC tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cùng 2 văn phòng đại diện tại Nhật Bản. Quy trình làm việc tại CMC Global đạt chuẩn CMMi level 3, bảo mật thông tin theo chuẩn ISO 9001/2015 và ISO 27001/2013. Đặc biệt, trong các dự án lớn và có yêu cầu bảo mật cao, CMC Global có những khu vực riêng biệt để đảm bảo không rò rỉ thông tin ra bên ngoài.

Tại Nhật Bản, CMC Japan là đơn vị phụ trách thị trường này của CMC Global, đã hợp tác với hơn 100 khách hàng ở nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, sản xuất, dịch vụ lưu trú, các cơ sở phúc lợi và các dự án thuộc khối chính phủ... Trong đó, nhiều khách hàng của CMC Japan nằm trong danh sách Fortune 500. Điều này là minh chứng cho năng lực triển khai các dự án ở nhiều lĩnh vực, với quy mô từ trung bình đến lớn, ở cả khối tư nhân và khối chính phủ của CMC Japan.

Giải pháp CMC giúp giảm sức ép dân số già tại Nhật Bản

Theo Ngân hàng thế giới (WB), tỉ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) tại Nhật Bản chiếm 28,4% vào năm 2020 và xu hướng tiếp tục tăng lên trong các năm tới. Nhật Bản đang đối mặt với sức ép dân số già do tỉ lệ kết hôn và sinh con ở người trưởng thành giảm trước áp lực về kinh tế.

Trước thực trạng này, nước Nhật đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động. Số lượng các DN tại Nhật Bản khá lớn nhưng người dân ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt nhân lực trong lĩnh vực CNTT thiếu hụt nghiêm trọng. Việc giám sát người già thiếu minh mẫn, hay quên cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều trường hợp không mong muốn như mất dấu, tai nạn giao thông hoặc các sự cố về hỏa hoạn… gây ảnh hưởng đến an nguy của nhiều người.

Tại Japan IT Week Autumn 2021, CMC giới thiệu giải pháp nhận diện khuôn mặt CIVAMS từ CMC có thể được sử dụng tại các nhà dưỡng lão nhằm kiểm soát ra vào, theo dõi thông minh và phát hiện kịp thời các tình huống nguy hiểm với các cụ già. Với ưu điểm vượt trội như tính chính xác 99,2% trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và không che chắn, 98,95% với gương mặt đeo khẩu trang, nhận diện khuôn mặt từ nhiều góc độ và không cần nhìn trực diện vào camera, CIVAMS sẽ giúp các viện dưỡng lão nắm bắt được danh tính những người ra vào, kiểm tra được các cụ già đi lạc và chấm công cho nhân viên tại đó. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh, CIVAMS là giải pháp an toàn và tối ưu để đảm bảo an toàn cho các cụ già và nhân viên trong các nhà dưỡng lão.

Chia sẻ về triển vọng của CIVAMS tại thị trường Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Tổng Giám đốc CMC Japan cho biết: "Sau khủng hoảng COVID-19, nhu cầu kiểm soát an ninh không tiếp xúc như nhận diện gương mặt tăng cao, dự kiến mỗi năm tăng 17,2% trong giai đoạn 2020 - 2025 và đạt 8,5 tỷ USD, trong đó Nhật Bản được dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với trung bình toàn cầu, theo báo cáo Markets and Markets của Global Information. 

Trong giai đoạn đầu, việc ứng dụng CIVAMS tại các nhà dưỡng lão của Nhật Bản là hướng đi chiến lược của CMC tại thị trường này. "Chúng tôi tin tưởng về những giá trị tích cực mà CIVAMS mang đến cho xã hội và con người Nhật Bản, để từ đó xây dựng một sợi dây gắn kết, phát triển bền vững trong tương lai". 

Bên cạnh tốc độ nhận diện nhanh và độ chính xác cao, CIVAMS không phụ thuộc vào phần cứng có sẵn và dễ dàng triển khai tại các cơ sở, khu vực đã có trang thiết bị Camera an ninh ứng dụng AI (AI security camera). Đây là ưu điểm giúp CIVAMS có nhiều cơ hội phát triển và được triển khai rộng rãi tại các trường học, bệnh viện, khu công sở, trung tâm thương mại, giao thông,... như một giải pháp đáng tin cậy cho kiểm soát nhân sự, an ninh công cộng và bảo mật tại quốc gia này."

Tại các Trung tâm giám sát và vận hành hệ thống GDC của CMC, những nhân tài hàng đầu trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các dự án theo yêu cầu, đáp ứng các nhu cầu về con người và công nghệ từ phía các DN Nhật Bản./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu chính Việt Nam được xếp hạng nhóm phát triển tiến tới hoàn hảo
    Theo báo cáo "Tình hình phát triển ngành Bưu chính (State of Postal Sector) 2024" vừa được Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố, Bưu chính Việt Nam được xếp vào nhóm phát triển bưu chính (Postal Development Level - PDL) cấp độ 8.
  • Ứng dụng AI trong bảo vệ danh tính: chìa khoá đối phó với các nguy cơ an ninh mạng
    Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp và nguy hiểm, việc bảo vệ danh tính người dùng trở thành một trong những yếu tố then chốt trong việc duy trì sự an toàn cho các hệ thống thông tin. Những cải tiến mới trong lĩnh vực này, đặc biệt là tính năng Nhận diện Thông minh của Cisco, đang đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để bảo vệ danh tính và chống lại các cuộc tấn công mạng.
  • Bưu điện trả gộp lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và 2/2025 trước Tết Ất Tỵ
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã lên kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp hai tháng (1, 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025.
  • Thuận tiện thanh toán "không chạm" tại tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
    Sau khi chính thức đi vào hoạt động, dự kiến đến hết tháng 1/2025, người dân đi tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, có thể sử dụng hầu hết các hình thức thanh toán điện tử không chạm để mua vé.
  • Cần sử dụng AI một cách có trách nhiệm
    AI ngày càng trở nên phổ biến và các thách thức của công tác quản trị rủi ro ngày càng tăng. Do đó, việc có thêm các khung quản trị vững chắc sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng AI hiệu quả hơn, xây dựng niềm tin của khách hàng và hướng tới khai thác giá trị và mở rộng quy mô.
Đừng bỏ lỡ
CMC đồng hành cùng doanh nghiệp Nhật Bản chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO