Việc quản lý khám chữa bệnh BHYT thời gian qua còn nhiều kẽ hở dẫn tới việc quỹ BHYT có dấu hiệu bị trục lợi. Ảnh Thúy Anh
Đặc biệt một số tỉnh tăng đột biến như Vĩnh Long tăng 88,24%, Ninh Thuận 71,84%, Đắc Nông 71,04%, Nghệ An 69,99%... Một số địa phương gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT bình quân/1 lượt khám chữa bệnh so với cùng kỳ năm 2018 (6 tháng đầu năm) có các tỉnh như: Vĩnh Long tăng 25,26%; Thừa Thiên Huế tăng 12,09%; Lai Châu tăng 10,50%… trong khi toàn quốc tăng 2,01%.
Đặc biệt, tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 có Phú Yên tăng 13,66%; Thái Nguyên tăng 12,67%; Vĩnh Long tăng 12,59%; Bạc Liêu tăng 11,71%; Sơn La tăng 11,25%;... (toàn quốc giảm 0,87%). Tại một số tỉnh phía Bắc trong 7 tháng đầu năm 2019 có tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú rất cao như: Phú Thọ 17,70%, Sơn La 17,61%; Vĩnh Phúc 15,95%... Chi bình quân tiền ngày giường/1 lượt KCB tại Nam Định tăng 19,93%; Tiền Giang tăng 15,54%; Bến Tre tăng 14,47%; Đồng Tháp tăng 12,5%; Vĩnh Long tăng 12,21%;... (toàn quốc giảm 2,68%).
Theo phân tích của BHXH Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng trên là nhiều cơ sở khám chữa bệnh lập hồ sơ khống để thanh toán chi phí khám chữa bệnh với cơ quan BHXH. Ngoài ra, có hiện tượng giờ khám của người bệnh tại hai cơ sở khám chữa bệnh khác nhau nhưng trên hệ thống chỉ cách nhau ít phút, thậm chí người bệnh chưa kết thúc khám tại cơ sở này đã xuất hiện khám ở cơ sở khác, điển hình xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long…