Cục Viễn thông: Thuê bao không bị tính phí khi nghe thông điệp của nhà mạng

Lan Phương| 06/04/2020 17:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Cùng chung tay với ngành Y tế cả nước để phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã phối hợp cùng Bộ Y tế đề nghị các doanh nghiệp (DN) viễn thông gửi nhiều thông điệp tới người dân cả nước.

Nhắn tin đã được các nhà mạng sử dụng để truyền tải tới tất cả thuê bao di động trên toàn quốc để truyền tải các thông điệp như: Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết; Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh; Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến trên trang khaibaoyte.vn; Cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế.

Và để đa dạng hóa, chung tay truyền tải các thông điệp của Chỉ thị số 16/CT-TTg, từ 30/3/2020, Bộ TTTT và Bộ Y tế đã đề nghị các DN viễn thông cố định và di động truyền tải thông điệp "Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết" thông qua âm báo được phát mỗi khi thực hiện một cuộc gọi từ các thuê bao di động và thuê bao cố định.

Và chỉ sau 24 tiếng, các DN đã nỗ lực hợp tác xây dựng phương án kỹ thuật và triển khai áp dụng trên toàn mạng.

Cục Viễn thông: Thuê bao không bị tính phí khi nghe thông điệp  - Ảnh 1.

Với sự xuất hiện bất ngờ của lời thoại mang thông điệp tới người sử dụng điện thoại, nhiều người dùng đã có những thắc mắc về âm báo này, như: tôi thấy thời gian cuộc gọi hiển thị trên điện thoại của của tôi tính từ khi có âm báo đến khi kết thúc cuộc gọi như vậy có phải có mất cước khi nghe âm báo không? hay một số người khi thấy khoảng im lặng trước khi âm báo và nhạc chuông bình thường thì nghĩ rằng cuộc gọi không thành công, …

Để giải đáp những thắc mắc này, đại diện Cục Viễn thông - Bộ TTTT cho biết: Thời gian nghe đoạn âm báo này ở tất cả các mạng cố định và di động hoàn toàn không bị tính bất kỳ khoản cước phí nào, cước phí cuộc gọi (cả di động và cố định) sẽ chỉ được tính từ khi thuê bao nhận cuộc gọi nhấc máy trả lời. Khoảng lặng chờ kết nối giữa âm báo và có hồi âm chuông hay nhạc chuông chờ thuần túy chính là thời gian để tổng đài thiết lập cuộc gọi.

"Như vậy, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm lắng nghe các đoạn âm báo để cùng tiếp tục chung sức lan tỏa đến cả cộng đồng nâng cao ý thức ở nhà để phòng chống dịch bệnh COVID-19", đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.

Cũng theo Cục Viễn thông, trong thời gian qua, các DN viễn thông đã có được sự thống nhất, hợp tác chặt chẽ, dồn toàn lực riển khai các phương án kỹ thuật, nghiệp vụ, kỹ thuật một cách nhanh chóng bất kể ngày đêm nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Điều này thể hiện sự đoàn kết, chung tay của các DN viễn thông, dưới sự chỉ đạo của Bộ TTTT, với mong muốn mỗi người dân khi sử dụng điện thoại sẽ cân nhắc sự cần thiết khi ra khỏi nhà, góp phần cùng cả xã hội quyết tâm Chiến thắng dịch bệnh Covid-19.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mạo danh mùa lễ hội
    Các chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn liên tục diễn ra và tăng cao, đặc biệt vào thời điểm cuối năm.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
  • Phát triển hạ tầng số - yếu tố then chốt trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số
    Những năm trở lại đây, Việt Nam đặt ra những kỳ vọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế dựa trên yếu tố công nghệ và dữ liệu số. Theo đó, việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng.
  • 5 xu hướng công nghệ hàng đầu cho Đông Nam Á năm 2025
    Đông Nam Á đang chuẩn bị đón nhận một số xu hướng công nghệ mang tính chuyển đổi vào năm 2025. Với tầng lớp trung lưu đang tăng lên, sự thâm nhập Internet mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, Đông Nam Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho đổi mới và áp dụng công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Cục Viễn thông: Thuê bao không bị tính phí khi nghe thông điệp của nhà mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO