Cuộc cách mạng thương mại di động ở Ấn Độ

03/11/2015 22:12
Theo dõi ICTVietnam trên

10 năm trước, kết nối Internet băng rộng được xem là xa xỉ ở Ấn Độ. Ngày nay, với sự phổ cập rất nhanh của điện thoại di động thông minh (smartphone) giá rẻ, số người dùng Internet đạt 243 triệu (thứ hai thế giới, sau Trung Quốc), Ấn Độ đang tiến tới nền kinh tế số và bắt kịp ngay đỉnh cao của cuộc cách mạng số.

Người Ấn đang thực hiện bước nhảy vọt bỏ qua công nghệ máy tính để bàn truyền thống. Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, tuyên bố có hơn 100 triệu người dùng ở Ấn Độ, trong đó gần 84 triệu truy cập qua điện thoại di động! Điều đó cho thấy sự nổi lên của thế hệ người dùng Internet ưu tiên di động (mobile first).

Người dân Ấn Độ đang ngày càng giàu lên trong khi điện thoại di động rẻ đi nhanh chóng. Những nhà sản xuất trong nước đang bán những smartphone với giá chỉ 70 USD và chiếm gần 50% thị phần nội địa. Họ bán những thiết bị di động chạy hệ điều hành Android ở những vùng nông thôn, vùng xa – nơi mà ngay cả những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống như nước sạch vẫn còn là thách thức nan giải.

Trước đây, do không cung cấp được hạ tầng mạng băng rộng và giá máy tính cao nên các yếu tố này đã cản trở khả năng tiếp cận Internet của người dân. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông truyền thống khá mạnh nên nhiều người tiếp tục đọc báo và xem TV để có thông tin và giải trí hơn là tìm kiếm nội dung thông tin số. Tuy nhiên, với tốc độ truyền dữ liệu di động ngày càng cao, thói quen này đang thay đổi nhanh chóng. Theo hãng tư vấn McKinsey, tỷ lệ đóng góp của Internet cho GDP của Ấn Độ có thể tăng từ 1,6% năm 2012 lên từ 2,8-3,3% vào năm 2015.

Việc người Ấn Độ sử dụng tiếng Anh rộng rãi trên các website giúp cho các công ty đa quốc gia dễ dàng thâm nhập thị trường. Điều đó giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn các ứng dụng hơn và thúc đẩy phát triển số lượng các lập trình viên địa phương, gia tăng các công ty khởi nghiệp công nghệ. Sự tăng trưởng của công nghiệp online nội địa càng được tăng cường nhờ có nhiều người Ấn từ nước ngoài trở về quê hương. Những kỹ sư gốc Ấn này đã từng đóng vai trò chủ chốt cho những thành công của Silicon Valley (Mỹ). Những người quay về đã đầu tư nhiều nguồn lực và chất xám vào Ấn Độ, nơi được xem là một trong những thị trường online tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Khi càng có nhiều người Ấn bắt đầu truy cập Internet qua điện thoại di động, họ đang hưởng lợi nhờ tiếp cận tới những sản phẩm và dịch vụ mà thường thì rất khó tìm thấy bẳng cách khác. Internet đã làm cuộc cách mạng trong ngành du lịch, giáo dục, bán lẻ và nông nghiệp trên khắp thế giới. Sự kết hợp những điểm đặc thù của Ấn Độ với sự bùng nổ của di động đang đẩy nhanh sự chuyển dịch đặc biệt sâu sắc trên tiểu lục địa này. Trước đây, việc đặt vé tàu hỏa hay máy bay mất hàng giờ đồng hồ xếp hàng và trả tiền trực tiếp. Giờ đây, website bán vé tàu hỏa của chính phủ là cổng thương mại điện tử lớn nhất nước. Rất nhiều các lớp huấn luyện và học viện đào tạo máy tính đang sử dụng những nền tảng online để học viên không còn mất công đi lại đến các thành phố lớn học tập. Internet cũng giúp các nông dân Ấn có thể sử dụng điện thoại di động để tìm những thông tin theo thời gian thực về giá hàng hóa và sau đó chuyển hàng đến những thị trường phù hợp mang đến lợi nhuận cao hơn.

Nhận thấy cơ hội thị trường to lớn ở Ấn Độ, các công ty nước ngoài đang khá quan tâm, nhất là trong ngành bán lẻ. Dù có những hạn chế về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này, eBay đã đầu tư vào công ty Snapdeal, còn Amazon đã mở sàn giao dịch online vào năm ngoái. Khi ngày càng có nhiều người Ấn truy cập Internet, cuộc cách mạng kết nối này sẽ tạo động lực thay đổi cấu trúc nền kinh tế, giúp cắt giảm chi phí và gia tăng lựa chọn cho người tiêu dùng.

Ấn Độ là tuyến đầu điện tử (e-frontier) mới. Với tầng lớp trung lưu đang gia tăng số lượng nhanh chóng, cùng với smartphone trên tay, tiền trong ví, họ đang tìm kiếm tương lai và sẽ tìm thấy nó online!

(Theo Forbes.com)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc cách mạng thương mại di động ở Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO