Đẩy mạnh hoạt động khuyến công trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai

Trần Cao| 29/09/2022 14:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Để vượt qua dịch bệnh, thiên tai và tiếp tục phát triển, sự hỗ trợ của Chính phủ là vô cùng cần thiết, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn nhanh chóng có hướng đi mới, phù hợp với định hướng kinh tế và sự phát triển của công nghệ thông tin.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn duy trì đường lối, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh đến quyết tâm này, nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Một trong những vấn đề quan trọng của chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế chính là phát triển công nghiệp nông thôn. Không chỉ góp phần phát triển ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn còn giúp người dân ở khu vực nông thôn có việc làm, tăng thu nhập. Quá trình này cũng giúp tạo sự cân bằng về phát triển kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, từ đó giúp tăng lượng hàng hóa, tăng tốc độ phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Các chính sách về khuyến công đã được Chính phủ quan tâm và ban hành, như Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn hay Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 về khuyến công. Với sự lãnh đạo và quan tâm của chính phủ, các chính sách khuyến công ra đời đã được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ tại các cấp từ trung ương đến địa phương. 

Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định công tác khuyến công sẽ phát triển theo hướng nhà nước với doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ, phát triển theo chuỗi ngành hàng, tiến hành mạnh mẽ chuyển đổi số.

Mới đây, Hội nghị công tác khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVI, năm 2022 đã được Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Tình hình hoạt động khuyến công của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022 đã được phân tích, đánh giá, từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp để hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2022, định hướng phát triển công tác khuyến công năm 2023. 

Hoạt động khuyến công ngày càng được đẩy mạnh cùng với các nỗ lực phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại. Kết quả là các cơ sở công nghiệp nông thôn có thêm nhiều cơ hội giao thương, hợp tác, mở rộng thị trường, hiệu quả kinh tế nâng lên cũng như gia tăng đóng góp vào tỷ trọng công nghiệp.

Theo ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), công tác khuyến công đã bước sang giai đoạn 2021-2025 theo phê duyệt tại Quyết định số 1881/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 100% các địa phương đã ban hành Chương trình khuyến công tại địa phương. Các ngành, các cấp và địa phương đã chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các chính sách khuyến công.

Chính sách khuyến công được triển khai hiệu quả đã động viên, có tác dụng tạo động lực cho các nguồn lực tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, từ đó giúp tạo việc làm cho nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Báo cáo của Cục Công Thương địa phương cho biết trong năm 2021, tổng kinh phí khuyến công của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 130,4 tỷ đồng, đạt 91,7% so với kế hoạch năm là 142,2 tỷ đồng. Năm 2022, 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc được duyệt tổng kế hoạch kinh phí khuyến công là 174,3 tỷ đồng, tăng 22,6% so với kế hoạch năm 2021. Trong đó, 79,7 tỷ đồng là kinh phí khuyến công Quốc gia giao theo kế hoạch, chiếm 56,9% trong tổng kinh phí 140 tỷ đồng khuyến công Quốc gia năm 2022 và chiếm 45,7% kinh phí khuyến công toàn vùng.

Trong khi đó, tính đến hết tháng 7/2022, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan đã được giao tổng kế hoạch kinh phí khuyến công là 329 tỷ đồng. Trong đó, 189 tỷ đồng là kinh phí khuyến công địa phương, chiếm 57,45% tổng kinh phí; 140 tỷ đồng là kinh phí khuyến công quốc gia, chiếm 42,55%.

Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua dịch bệnh và thiên tai

Trong năm 2021, dịch bệnh COVID-19 trên cả nước đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Ngoài ra, thiên tai tại một số khu vực, đặc biệt là ở miền núi phía Bắc, cũng tác động xấu đến nền kinh tế nông thôn ở các địa phương này. Vì thế, Cục Công Thương địa phương đã báo cáo Bộ Công Thương, xây dựng các phương án đôn đốc, hướng dẫn triển khai kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia, đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên cả nước. 

Trong thời kỳ đỉnh cao của đại dịch COVID-19 năm ngoái, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã gặp khó khăn, hầu như phải dừng hoạt động. Chương trình khuyến công đã có tác dụng hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn khắc phục khó khăn, vượt qua dịch bệnh và thiên tai để duy trì sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương. 

Đẩy mạnh hoạt động khuyến công trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai - Ảnh 1.

Công tác khuyến công góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã nỗ lực kết nối, thúc đẩy giao thương hàng hóa; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, cùng với doanh nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh hậu Covid-19.

Các đề án, nhiệm vụ khuyến công quốc gia được Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai để kịp thời hỗ trợ và tạo tác dụng thiết thực với các đối tượng thụ hưởng của chương trình. Sự đồng hành của chính sách khuyến công với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong lúc khó khăn chính là nguồn lực quan trọng, giúp các đơn vị sớm vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất, tăng trưởng bền vững.

Để công tác khuyến công được triển khai hiệu quả, Bộ Công thương đã yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công; tăng cường các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công luôn bám sát tình hình để xây dựng chương trình khuyến công của từng địa phương cho phù hợp. Ngoài ra, các đơn vị chức năng cần hỗ trợ tối đa cho các ngành nghề, cơ sở sản xuất, xây dựng đề án phát triển phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từ đó tăng cơ hội tạo việc làm, chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, tạo điều kiện và hướng dẫn để các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng và khai thác các công nghệ mới và thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các cơ sở công nghiệp nông thôn đã xác định được hướng đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất, kinh doanh và gia tăng cạnh tranh trên thị trường nhờ có các hoạt động khuyến công.

Để vượt qua dịch bệnh, khó khăn và tiếp tục phát triển, sự hỗ trợ của Chính phủ là vô cùng cần thiết, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn nhanh chóng có hướng đi mới, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và định hướng phát triển kinh tế, như ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm, khắc phục các hạn chế trong khuyến công. Công tác khuyến công được ghi nhận là một trong những điểm sáng, đóng góp đáng kể vào thành tích chung đạt được của toàn ngành công thương, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Hoạt động khuyến công trên cả nước đang tích cực hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tận dụng cơ hội, nhanh chóng tổ chức, khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022 cũng như những năm tiếp theo./.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh hoạt động khuyến công trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO