Để có thêm nhiều Flappy Bird cất cánh trong tương lai

03/11/2015 20:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Ông Nguyễn Long - Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam (VAIP), người đã gắn bó hàng chục năm với ngành CNTT Việt Nam, người luôn cổ vũ lớp tài năng trẻ CNTT, đã có chia sẻ với phóng viên Tạp chí CNTT-TT về những bài học rút ra từ câu chuyện Flappy Bird.

LTS: Flappy Bird giờ đẩy không chỉ đơn thuần là cái tên của một game di động mà đã trở thành một “biểu tượng" toàn cầu về sự thành công của một người Việt, tạo nên làn sóng chưa từng có trong “làng game" và giới truyền thông thế giới. Flappy Bird và tác giả của nó, một lập trình viên độc lập 29 tuổi - Nguyễn Hà Đông, vừa thổi bùng khát vọng cho những người trẻ tuổi đam mê CNTT vừa đặt ra cho xã hội, các doanh nghiệp và nhà quản lý ở Việt Nam nhiều trăn trở tìm kiếm lời giải cho cẩu hỏi: Làm thế nào để tương lai có hàng “đàn chim" như Flappy Bird sẽ “bay" vững vàng hơn, bền bỉ hơn. Ông Nguyễn Long - Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam (VAIP), người đã gắn bó hàng chục năm với ngành CNTT Việt Nam, người luôn cổ vũ lớp tài năng trẻ CNTT, đã có chia sẻ với phóng viên Tạp chí CNTT-TT về những bài học rút ra từ câu chuyện Flappy Bird.

Tạp chí CNTT-TT. Xin ông cho biết, sự thành công của Flappy Bird có ý nghĩa như thế nào cho giới làm game di động Việt Nam nói riêng và ngành Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam nói chung?

Ông Nguyễn Long. Trước hết xin chúc mừng Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird đã làm nên hiện tượng đáng nể, đại diện cho giới trẻ CNTT Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn mà trò chơi của bạn Đông đã làm tên tuổi CNTT Việt Nam nổi bật trên giới truyền thông thế giới. Đó là thực tế không thể phủ nhạn. Flappy Bird là một thành công, niềm tự hào khích lệ các bạn trẻ Việt Nam. Chắc chắn, "hiện tượng" Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông sẽ là sự khích lệ các bạn trẻ đến với sáng tạo và ước muốn vươn ra thế giới.

Từ ý tưởng tinh tế, tạn dụng hiểu biết các trò chơi, trên nền Game cổ điển, Flappy Bird đã thu hút, lôi kéo người sử dụng theo cách riêng, rất đặc biệt và đã thành công.

Nhìn chung thách thức lớn nhất đối với giới trẻ và cộng đồng phát triển game di động hiện nay là các bạn phải tự tin, bắt tay vào làm những sản phẩm hướng ra bên ngoài. Hầu hết các bạn, với nền tảng giáo dục hiện tại, đều thiếu chủ động, thiếu tự tin và chưa dám làm. Hy vọng, sự kiện Flappy Bird là một cú hích lớn cho công nghiệp game di động: các doanh nhẩn Việt Nam từng bước coi trọng hơn tiềm năng công nghệ; các bạn trẻ thấy được gương thành công; nhà đầu tư nước ngoài thấy kỹ năng tốt của nhẩn lực CNTT Việt Nam. Hạ tầng di động cũng dần sẵn sàng với các hãng tên tuổi lớn như Viettel, VNPT. Nhà sản xuất như Samsung, LG, Nokia cũng đã có nhà máy di động ở Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần phải có những chính sách xúc tác, thúc đẩy ủng hộ để tạn dụng cơ hội và đẩy nhanh tiến trình hơn nữa. Đẩy thực sự là lĩnh vực Việt Nam có thể "đi tắt đón đầu", thế giới cũng đang coi trọng Việt Nam ở lĩnh vực này.

Tạp chí CNTT-TT.Theo ông, liệu câu chuyện thành công của Flappy Bird chỉ là hy hữu và khó lặp lại? Tình hình ngành game di động Việt Nam hiện nay như thế nào, họ gặp phải những khó khăn gì và có thể làm gì để tiếp tục có nhiều thành công bền vững cho game di động Việt Nam?

Ông Nguyễn Long. Các bạn trẻ đang được sống trong thế giới phẳng, xu thế toàn cầu hoá và được hưởng thụ những thành quả công nghệ mới nhất, tiên tiên nhất. Với mạng Internet, xu thế chia sẻ mạng xã hội và đam mê công nghệ đang chuyển sang cá thể hoá với ứng dụng di động. Chính vì vậy, có rất nhiều tấm gương điển hình thành công vượt tầm quốc gia của các bạn trẻ như sản phẩm Flappy Bird của bạn Nguyễn Hà Đông. Chắc đây là điểm bùng nổ ấn tượng nhất để chúng ta có dịp đón nhận những thành công như vậy trong tương lai không xa.

Mới đây, qua Giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2014, cũng có 01 ứng dụng di động đoạt giải ba - SnapNSee (nhận dạng ngôn ngữ) của tác giả trẻ, đứng top đầu trên App Store về giáo dục. Hiện nay, bạn Trần Hùng (một trong các tác giả của SnapNSee) đang làm CEO của Tutor Universe tại Silicon Valley (Mỹ). Tutor Universe đã được đầu tư hơn 1 triệu USD (từ quỹ mạo hiểm của Silicon Valley) và đang chuẩn bị kêu gọi một nguồn tài chính lớn hơn nhiều để chuẩn bị chuyển vào trạng thái phát triển thị trường.

Nói chung, chưa hình thành "ngành công nghiệp Game di động“ ở Việt Nam, mặc dù đã có các doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển game di động nhưng vẫn ở dạng khởi nghiệp và các nhà phát triển game di động độc lập như Nguyễn Hà Đông. Hãy lấy thí dụ Phần Lan; một quốc gia nhỏ bé với 5 triệu dân nhưng có hàng trăm doanh nghiệp phát triển Game, thu hút 2.000 nhà phát triển game mang lại doanh số hàng tỷ USD. Chỉ riêng game Angry Bird rất nổi tiếng của Công ty Rovio trong khoảng thời gian từ 12/2009 đến 6/2013, đã có 1,7 tỷ lượt tải mang lợi nhuận lên tới 150 triệu EURO. Công ty Nokia của Phần Lan cùng chính phủ tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập. Cơ quan đổi mới công nghệ của chính phủ mỗi năm có thể cấp tới 600 triệu EURO hỗ trợ 1.500 doanh nghiệp sản xuất game và 600 dự án nghiên cứu. Thí dụ, Rovio đã được cơ quan này tài trợ tổng cộng 400 nghìn EUR từ 2005 đến 2007 và thành công với Angry Birds.

Mong rằng, chúng ta tận dụng cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp Game di động từ thành công của Flappy Bird. Làm sao để mỗi năm chúng ta có vài (đến nhiều) game di động thành công trên các App Store toàn cầu. Thách thức lớn với các bạn trẻ và doanh nghiệp khởi nghiệp là môi trường quản lý và pháp lý thúc đẩy sáng tạo. Nhà nước và những doanh nghiệp đã thành công cần chung sức hỗ trợ từ vốn đến hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bản quyền giúp các bạn trẻ và doanh nghiệp trẻ có thể tự tin, gắn bó và phát triển thành công sản phẩm ứng dụng di động của mình trong môi trường toàn cầu hoá.

Tạp chí CNTT-TT. Sự kiện Flappy Bird vừa qua gẩy bất ngờ cho giói truyền thông và cơ quan quản lý ở Việt Nam. Theo ông, nếu có những thành công tương tự trong tương lai thì giới truyền thông và cơ quan quản lý nên hành động như thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho các cá nhẩn hoặc công ty đã làm ra sản phẩm đó?

Ông Nguyễn Long. Bất ngờ bởi vì chúng ta chưa sẵn sàng kể cả glớl truyền thông và cơ quan quản lý ở Việt Nam. Cơ hội truyền thông để bảo vệ sản phẩm của Người Việt và thúc đẩy ươm mầm có nhiều sản phẩm như vạy sau này đã không được gtói Truyền thông tận dụng. Ví dụ như Angry Bird của Phần Lan, nếu chúng ta bảo vệ và hỗ trợ Flappy Bird, biết đẩu góp phần “xẩy" được ngành Công nghiệp Game di động ở Việt Nam với con số doanh thu có thể tới tỷ USD thay vì mải đo đếm, cò cưa mổ xẻ 50.000 USD. Các lời bình từ truyền thông cũng thiếu hiểu biết cặn kẽ về môi trường kinh doanh mới (quảng cáo điện tử) cũng như về sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền tác giả, nên dễ theo dư luận “chụp mũ" một cách không chẩn thành, đôi khi là phản cảm. Các sản phẩm sáng tạo khoa học, công nghệ ngày nay đều kế thừa các thành công của các bậc tiền bối, các sản phẩm trước đó; Notebook, di động ngày nay cũng khởi nguồn từ hình ảnh sơ khởi như máy để bàn Apple II và “cục gạch alo" thời 1990. Việc tận dụng, kế tục thành tựu,

kể cả hình ảnh cũng là cảm nhận từ ý tưởng sáng tạo, quan trọng cần phải sáng tạo được cái mm, cái lạ của riêng mình thu hút và được cộng đồng chấp nhận. Đáng chê chỉ là các sản phẩm sao y (copy) từ Flappy Bird để ăn theo.

Về các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN), tuy không có cơ sở nào để tìm thấy sự liên quan nhưng qua hiện tượng Flappy Bird đáng để các cơ quan QLNN ngành CNTT và KH&CN cần suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của ngành công nghiệp game di động (rất đặc thù trong xu thế kinh doanh mới) để có thể hỗ trợ, tạo môi trường tốt nhất sao cho Việt Nam có nhiều sản phẩm như Flappy Bird bay cao, bay xa hơn nữa. Flappy Bird và kinh nghiệm Phần Lan, kinh nghiệm Start Up (đầu tư khởi nghiệp) của Mỹ và nhiều nước tiên tiến và Quỹ đầu tư khởi nghiệp (trong đó có IDG Venture ở Việt Nam) sẽ phần nào có thể hình thành môi trường thúc đẩy và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển công nghiệp Game di động ở Việt Nam. Nhiều khi nguồn vốn chưa phải quan trọng nhất mà nếu được hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tạo cơ hội cho các nhà phát triển trẻ toàn tẩm toàn ý sáng tạo cũng là việc Nhà nước và Nhà đầu tư khởi nghiệp cần quan tẩm hỗ trợ phát triển. Qua Flappy Bird có thể cảm nhận sự lúng túng của nhà sáng tạo trẻ về môi trường pháp lý cũng như môi trường kinh doanh. Chắc họ cần hơn ở chúng ta với các hỗ trợ chuyên nghiệp trong quản trị và môi trường pháp lý.

Hơn nữa, Việt Nam cũng có các nhà mạng lớn, doanh nghiệp ICT lớn nhưng họ chưa thật sẵn sàng hợp tác và có ý nguyện hỗ trợ cho các nhà phát triển game di động. Cứ mỗi game di động Việt như vậy với hàng chục, hàng trăm triệu lượt tải về, chắc chắn các sản phẩm này sẽ góp phần tăng doanh số “khủng" cho các doanh nghiệp lớn này. Hãy cùng chung tay vì sản phẩm và nẩng niu các tài năng sáng tạo trẻ Việt!

Tạp chí CNTT-TT. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn.

 Duy Tiến

(TCTTTT Kỳ 2/2/2014)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Để có thêm nhiều Flappy Bird cất cánh trong tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO