Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trần Cao| 16/10/2022 16:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Nỗ lực của các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp sẽ tạo nền tảng, giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể tham gia chặt chẽ hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhiều chính sách quan tâm kịp thời cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã có những bước tiến phát triển rõ nét nhờ sự quan tâm và hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách. Đặc biệt, năm 2021, ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ trên thị trường cũng bị tác động. 

Tuy nhiên, những chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các Bộ, ngành, nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng số xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2021 đạt gần 300.000 xe, tăng 9,1% so với năm 2020. Để đạt được kết quả này, ngành ô tô đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều chính sách khác nhau, trong đó có chính sách về giảm lệ phí trước bạ, gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sản xuất trong nước, lắp ráp trong nước; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng, giao thông…

Có thể thấy, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời nên ngành công nghiệp ô tô đã vượt qua khó khăn và dần phục hồi. Không chỉ ngành ô tô, các ngành công nghiệp khác cũng luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ. Điều này thúc đẩy sự phát triển cho công nghiệp hỗ trợ nói chung, tăng cường sự liên kết, củng cố sự vững chắc trong chuỗi cung ứng để phục vụ những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản… Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đang dần được cải thiện.

Nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 

Theo số liệu thống kê, hiện đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện tại Việt Nam, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến - chế tạo.

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã có thể cung cấp một số phụ tùng, linh kiện cho các ngành như linh kiện, phụ tùng nhựa, cao su cho các sản phẩm ô tô xe máy, điện tử, hay phụ tùng linh kiện nhôm và kim loại cho ô tô, xe máy và các sản phẩm máy móc thiết bị. Tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện nhờ năng năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong việc cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước. Ngoài việc cung ứng phụ tùng, linh kiện, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng đang từng bước nâng cao trình độ, từ đó sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, độ chính xác cao, góp phần tăng giá trị gia tăng.

Có thể kể đến một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện có năng lực rất tốt của Việt Nam trong các lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; Linh kiện xe đạp, xe máy; Linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; Dây cáp điện; Linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Săm lốp các loại… 

Năng lực sản xuất các sản phẩm trên đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, sản xuất hàng hóa trong nước. Ngoài ra, nhiều sản phẩm, linh kiện của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Thị trường xuất khẩu cho các ngành công nghiệp Việt Nam chủ yếu là các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật. 

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước đã được hình thành và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản, vật liệu, cơ khí chế tạo như Viettel, Vingroup, Trường Hải, Thành Công, Hòa Phát…. Điều này đã tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có thể tham gia chặt chẽ hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Mặc dù phát triển và được sự quan tâm, hỗ trợ từ các chính sách kịp thời của chính phủ, song các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do nhiều yếu tố. 

Mới đây, Hội nghị Ban chấp hành (mở rộng) lần II - năm 2022 của Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (Hansiba) đã diễn ra. Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cho biết đại dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, tiếp đó lại xảy ra những bất ổn chính trị giữa Nga và Ukraina. Tình hình chung đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp, do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và những khó khăn khác.

Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh 1.

Ngành công nghiệp hỗ trợ đang đòi hỏi chất lượng sản phẩm với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu hiểu biết của các công nghệ mới

Trong khi đó, dự đoán các doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới, trước sức ép từ tình hình tài chính, lạm phát trên thế giới. Mặc dù hiện Chính phủ và các bộ, ngành đang điều hành rất tốt, lạm phát được kiểm soát nhưng vẫn sẽ có tác động lên các doanh nghiệp. Vì thế, cần sớm có những cơ chế, chính sách tháo gỡ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Vấn đề cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được các doanh nghiệp kiến nghị, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ đang đòi hỏi chất lượng sản phẩm với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu hiểu biết của các công nghệ mới khi các nhà máy sản xuất đa quốc gia dịch chuyển đến Việt Nam.

Để giúp tháo gỡ khó khăn và sớm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, nhiều đại biểu đề xuất thành Ban chỉ đạo cấp Nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, cùng với đó là sự tham gia của một số Bộ ban ngành và các địa phương cùng đại diện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Mục tiêu là để thống nhất chỉ đạo thúc đẩy giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, một giải pháp nữa được đưa ra là quy hoạch cụ thể từng vùng kinh tế, từ đó giúp phát triển từng lĩnh vực cụ thể trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Kế hoạch này sẽ giúp tránh tình trạng chồng chéo, mọi tỉnh, mọi địa phương đua nhau phát triển công nghiệp hỗ trợ. Quy hoạch cụ thể sẽ giúp hạn chế việc lãng phí nguồn lực đầu tư của cả nhà nước và doanh nghiệp.

Hiện nay, các quy định về điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thật phù hợp, vì vậy bên cạnh các giải pháp như trên, Chính phủ cần có các gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn gồm lãi suất và thời gian, hạn mức vay.... Thậm chí, có thể nghiên cứu thành lập quỹ tài chính riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dưới dạng quỹ mở để thu hút nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước.

Theo bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần một bộ luật để được hỗ trợ nhiều hơn. Bên cạnh đó, ở phần mình, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng sẽ nâng cao năng lực, trình độ công nghệ để tránh phụ thuộc, từ đó phát triển trở thành doanh nghiệp đầu chuỗi, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nước ngoài./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO