Điện Biên: Gỡ nút thắt, mở cửa đón nhà đầu tư

PV| 31/03/2021 10:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Tiếp thu nhiệm vụ trọng tâm từ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tỉnh Điện Biên đã triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược nhằm hiện thực hóa 3 khâu đột phá được địa phương này xác định trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tập trung "gỡ" điểm nghẽn

Xác định xây dựng Điện Biên trở thành Đô thị loại II vào năm 2025 theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh, cả hệ thống chính trị thành phố Ðiện Biên Phủ đang dồn sức, quyết liệt thực hiện, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn. Trong đó, tập trung triển khai nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) liên quan đến Dự án nâng cấp, cải tạo Cảng Hàng không Ðiện Biên - công trình hết sức quan trọng, góp phần gỡ "nút thắt" giao thông, thúc đẩy thu hút đầu tư cho tỉnh nhà.

Điện Biên: Gỡ nút thắt, mở cửa đón nhà đầu tư - Ảnh 1.

Một góc thành phố Điện Biên Phủ hôm nay.

Ông Hà Quang Trung, Bí thư Thành ủy Ðiện Biên Phủ cho biết: "Ðến thời điểm này, cơ bản đã triển khai xong các điểm tái định cư để thực hiện dự án hạ tầng, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc di chuyển dân. Dự kiến sau khi được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, chúng tôi sẽ trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, kêu gọi thu hút đầu tư khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn thành phố. Theo chủ trương, kế hoạch chung của tỉnh, thành phố quyết tâm đến quý II/2021 bàn giao mặt bằng để nhà thầu triển khai Dự án".

Trên địa bàn TP.Điện Biên Phủ hiện đang triển khai nhiều dự án quan trọng, như: Đường 60m; Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung dọc trục đường 60m; Dự án Chương trình Đô thị miền núi phía Bắc (WB), Dự án nâng cấp, cải tạo Cảng Hàng không Điện Biên.

Mở cửa thu hút đầu tư

Có thể nói, không phải bây giờ, mà vài năm gần đây Điện Biên đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Riêng năm 2020, địa phương này đã quyết định chủ trương đầu tư và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án về lĩnh vực thủy điện, thương mại - dịch vụ, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, với tổng số vốn đăng ký 1.051 tỉ đồng.

Qua đó, nâng tổng số dự án đầu tư đang triển khai thực hiện trên địa bàn trong giai đoạn 2015 - 2020 lên 121 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 31.776,89 tỉ đồng.

Tinh thần đó càng thể hiện rõ nét hơn, bằng quyết tâm kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, sở, ngành nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng đã chỉ đạo tại Hội nghị Gặp mặt đối thoại doanh nghiệp mới diễn ra hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Điện Biên: Gỡ nút thắt, mở cửa đón nhà đầu tư - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.

Ông Thắng cũng đã yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chủ động rà soát thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực. Thủ tục nào hợp lý thì tiếp tục thực hiện, không thì phải kịp thời hủy bỏ, bổ sung.

Năm 2021, tỉnh Điện Biên phấn đấu thu hút vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 14.520 tỉ đồng, tăng hơn 1.521 tỉ đồng so với năm 2020. Phấn đấu số lượng các dự án kêu gọi đầu tư đạt 20 dự án, với tổng mức đầu tư 2.000 tỉ đồng. Tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện tốt chương trình hành động, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP đã cho chủ trương đầu tư; rà soát, điều chỉnh bổ sung danh mục các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư phù hợp thực tế, với những cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện tối đa nhất cho nhà đầu tư.

Theo ông Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên: "Để thu hút đầu tư, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát lại các cơ chế, quy định, dần loại bỏ những rào cản nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Song song với hoàn thiện thể chế, tỉnh chủ trương cải cách thủ tục hành chính tốt hơn, để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ có đạo đức, trách nhiệm để xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi"

Đầu tháng 3 vừa qua, Điện Biên đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư một số dự án quy mô lớn với Công ty Cổ phần FLC, như: Dự án khách sạn, trung tâm thương mại và nhà ở thương mại tại phường Thanh Trường (thành phố Điện Biên Phủ); Dự án tổ hợp sân Golf, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Đây là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh hợp tác phát triển, đầu tư vào Điện Biên.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Gỡ nút thắt, mở cửa đón nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO