Điện lực miền Nam hợp tác FPT hiện thực hoá mục tiêu thành DN số năm 2025

PV| 25/05/2021 17:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 25/05, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và FPT chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về lĩnh vực chuyển đổi số (CĐS), nhằm hiện thực hoá mục tiêu EVNSPC sẽ trở thành DN số vào năm 2025.

EVNSPC và FPT ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược chuyển đổi số, hiện thực hoá mục tiêu ENVSPC sẽ trở thành doanh nghiệp số năm 2025

EVNSPC và FPT ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược CĐS, hiện thực hoá mục tiêu ENVSPC sẽ trở thành DN số năm 2025.

Xây dựng hệ sinh thái số mạnh mẽ, tối đa hóa dịch vụ

Theo đó, EVNSPC sẽ cùng FPT tiến hành số hóa và CĐS các quy trình quản lý vận hành kinh doanh phân phối điện năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý và kinh doanh phân phối điện, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

FPT sẽ đề xuất một số trọng tâm CĐS có thể thực hiện ngay tại EVNSPC, bám sát vào 5 mục tiêu CĐS trọng tâm của đơn vị giai đoạn 2021 - 2022 hướng đến năm 2025, bao gồm: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để đổi mới, cải tiến quy trình quản lý và vận hành hệ thống điện; Thiết kế trải nghiệm nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tương tác trên các kênh kỹ thuật số, tăng cường phân tích để thấu hiểu khách hàng; Cải tiến quy trình, tối ưu hóa hoạt động quản trị DN, tăng cường quản trị và ra quyết định dựa trên dữ liệu; Xây dựng một hệ sinh thái số mạnh mẽ, linh hoạt, tăng cường tối đa các dịch vụ, dữ liệu dùng chung, tăng cường an ninh bảo mật…

Từ đó giúp EVNSPC trở thành một đơn vị vững mạnh trong Tập đoàn EVN về CĐS và vận hành trên nền tảng số; tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực phục vụ và năng suất lao động.

Ông Nguyễn Phước Đức, Tổng Giám đốc EVNSPC khẳng định, CĐS là chương trình trọng tâm quan trọng nhất của EVNSPC, là động lực mạnh mẽ giúp EVNSPC tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tốc độ tăng trưởng và gia tăng uy tín đối với khách hàng. EVNSPC quyết tâm trở thành DN số, sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm ý tưởng, công nghệ mới, làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

"Chúng tôi tin tưởng sự cộng hưởng giữa năng lực, kinh nghiệm CĐS cũng như sự am hiểu ngành điện của FPT và quyết tâm cao nhất của EVNSPC sẽ thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả các chương trình CĐS, mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng", ông Đức chia sẻ thêm.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT, là đối tác nhiều năm của Tập đoàn EVN, FPT nhận thấy EVNSPC có tầm nhìn lớn và quyết tâm đổi mới để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Dấu mốc này là sự khởi đầu của những hành động cụ thể, những đề xuất cụ thể để giải quyết hiệu quả từng bài toán của EVNSPC mà hai bên cùng nhau bắt tay thực hiện. FPT sẽ nghiên cứu, tư vấn lộ trình CĐS phù hợp, hiệu quả và cam kết đồng hành cùng EVNSPC trên lộ trình CĐS.

"Tôi tin tưởng hợp tác này sẽ mang lại những kết quả tích cực trong thời gian tới, góp phần đưa EVNSPC sớm trở thành doanh nghiệp số", ông Khoa nhấn mạnh.

FPT đề xuất một số trọng tâm chuyển đổi số có thể thực hiện ngay tại EVNSPC.

FPT đề xuất một số trọng tâm CĐS có thể thực hiện ngay tại EVNSPC.

Mong muốn đưa CĐS vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Chương trình CĐS của EVNSPC nằm trong chủ đề trọng tâm năm 2021 của Tập đoàn EVN là "CĐS trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam". Những năm qua, EVNSPC đã sớm ưu tiên đầu tư CNTT trong việc nâng cao hoạt động của DN và đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược CĐS. EVNSPC đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ để phục vụ khách hàng sử dụng điện, EVNSPC đã cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến cho khách hàng trên website www.cskh.evnspc.vn và thông qua Cổng Thông tin dịch vụ công quốc gia, 21/21 Công ty Điện lực thành viên khu vực miền Nam đã kết nối với Trung tâm hành chính công theo các phương thức "một cửa liên thông" đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng điện của người dân.

Trong vận hành hệ thống, EVNSPC đã triển khai hệ thống SCADA, xây dựng trên 230 trạm biến áp 110kV không người trực kết nối đồng bộ với Trung tâm điều khiển từ xa tại các đơn vị, bước đầu xây dựng bản đồ GIS và dữ liệu lớn (Big data), từ đó xây dựng thành công một loạt các hệ thống ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả làm việc giữa DN – DN trong Tổng Công ty như: Hệ thống Thông tin Quản lý Khách hàng (CMIS), Hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu đo đếm từ xa (MDMS), hệ thống Kiểm tra giám sát mua bán điện trong lĩnh vực kinh doanh (MDAS); Hệ thống Quản lý kỹ thuật nguồn điện và lưới điện (PMIS), Hệ thống quản lý tính toán độ tin cậy lưới điện (OMS); Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA); Hệ thống GIS 110kV, GIS 220kV; Hệ thống giám sát an toàn qua hình ảnh trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật và an toàn;…

Với định hướng và cách tiếp cận theo lộ trình được Chính phủ, EVN đề ra, EVNSPC mong muốn từng bước đưa CĐS vào mọi lĩnh vực hoạt động SXKD, cung cấp hàng ngày nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong công tác SXKD và cải cách hành chính đồng bộ ở các cấp nhằm thực hiện lộ trình đưa ứng dụng công nghệ phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ điện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Là đối tác chiến lược tin cậy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, FPT đã và đang tư vấn xây dựng lộ trình CĐS và hàng chục dự án lớn nhỏ cho Tập đoàn điện lực Việt Nam và các công ty thành viên EVN như EVNHANOI, EVNHCM, EVN miền Bắc, EVN ICT...

Đầu năm 2021, FPT đã triển khai thành công và đúng hạn 1 trong 2 dự án cung cấp phần mềm số hóa quy trình FPT Spro nhằm số hóa công tác điều độ cho Trung tâm điều độ hệ thống điện EVNHANOI. Đây là kết quả bước đầu của hành trình "CĐS EVNHANOI" mà EVNHANOI và FPT IS đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào tháng 12/2019. Ngoài ra, nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án Tư vấn xây dựng lộ trình CĐS cho EVNHCM ký vào cuối năm 2020, FPT cũng đã tiến hành hai đợt đào tạo nâng cao nhận thức về CĐS cho EVNHCM.

Lộ trình chuyển đổi số của EVNSPC trong giai đoạn 2021 - 2025:

Giai đoạn 2021 – 2022: Với các mục tiêu là xây dựng văn hóa số, thực hiện CĐS ở một số hoạt động nghiệp vụ để giải quyết các bài toán hiện tại và xây dựng các nền tảng cơ bản phục vụ CĐS phù hợp với lộ trình CĐS của EVN.

Giai đoạn 2023 – 2025: Trên cơ sở đã triển khai ở giai đoạn 1, triển khai CĐS toàn diện trong các hoạt động nghiệp vụ, cùng với việc nghiên cứu một số dịch vụ mới phục vụ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng ngày càng cao và hiệu quả tốt nhất.


Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Điện lực miền Nam hợp tác FPT hiện thực hoá mục tiêu thành DN số năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO