Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội từ các FTA

NH| 08/09/2016 15:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng có thể nắm bắt được các cơ hội hay không đòi hỏi sự chủ động lớn từ phía các doanh nghiệp.

Tính đến năm 2015, Việt Nam đã tham gia 16 FTA, trong đó có 9 hiệp định đã có hiệu lực. Trong đó, hai thỏa thuận thương mại tự do thế thệ mới, FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được nhận định là rộng lớn và tham vọng nhất mà Việt Nam từng tham gia.

 Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam cho biết “TPP, EVFTA, và các FTA khác đã mang đến cả cơ hội và thách thức; chúng đang hiện hữu ngay trước cửa từng doanh nghiệp. Hành động để tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách là điều quan trọng bên cạnh việc nhận diện những yếu tố này. Thực hiện điều này không hề dễ dàng, nhưng chúng ta cần có hành động ngay”.

Cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế

TPP, EVFTA và các FTA khác có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam. Những hiệp định này mang lại cơ hội phát triển thị trường một cách sâu rộng hơn cho các doanh nghiệp – vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế - khu vực và phát triển kinh tế Việt Nam.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khi tham gia AEC, kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5%; người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa tốt hơn với giá rẻ hơn; và sẽ có thêm vốn đầu tư nước ngoài hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm hơn 600 triệu dân với tổng GDP ở mức 2,6 nghìn tỷ USD. Với TPP, nếu các điều kiện kinh tế thuận lợi thì bên cạnh việc mở ra một thị trường khổng lồ cho hàng hóa Việt Nam, hiệp định này được kỳ vọng giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và giá trị xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD năm 2025.

Các FTA tiêu chuẩn cao cũng thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. TPP đã đang giúp thu hút càng nhiều dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục nhờ nỗ lực cải cách thể chế mạnh mẽ, tự do hóa thương mại và thị trường tài chính cởi mở hơn. 

Một trong những kỳ vọng khi thực thi các FTA là việc gia tăng lợi ích trong chuỗi giá trị. TPP, EVFTA và các FTA khác có thể thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo để cạnh tranh bằng các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Các lợi ích tài chính có thể đến từ việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ và hàng loạt các loại thuế - phí, cũng như việc điều chỉnh chế tài cho minh bạch và khoan dung hơn, và việc giảm các hàng rào phi thuế quan. Cơ chế hải quan ổn định cũng hỗ trợ các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch phát triển và vận hành dài hơi hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có cơ hội tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam vì mặc dù một bộ phận lớn các doanh nghiệp rất năng động và sáng tạo, nhưng lại có quy mô nhỏ và thiếu cả về nguồn lực cũng như kinh nghiệm tham gia sân chơi khu vực và toàn cầu.

Để tận dụng được cơ hội, doanh nghiệp Việt cần chủ động 

Thay đổi để nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, câu hỏi nằm ở chỗ các doanh nghiệp sẽ vượt qua các rào cản hiện hữu như thế nào để đáp ứng một cách hiệu quả kỳ vọng thay đổi và thực sự đạt được lợi ích do các cơ hội mang đến.

Do đó, doanh nghiệp cần phải chủ động và sáng tạo khi tìm kiếm các thông tin về các FTA thông qua các tài liệu do Bộ Công thương, VCCI, và phái đoàn EC cung cấp. Việc xây dựng chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp cần dựa trên chất lượng và thương hiệu. Doanh nghiệp cũng cần tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời phải phát triển và đào tạo thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp kế nhiệm cho thời kỳ hội nhập.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội từ các FTA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO