Đón nhận cơ hội mới trong thời kỳ hội nhập

D.Y| 15/12/2015 02:24
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2015 là năm chúng ta thực hiện nhiều cam kết sâu rộng mở cửa thị trường trên cơ sở các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết với các nước; đồng thời gia nhập vào Cộng đồng ASEAN (31/12/2015). Theo các chuyên gia, sức ép từ các cam kết thương mại đang ngày càng đè nặng lên vai người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ hội cũng mở ra rất nhiều, nếu biết tận dụng tốt, chúng ta không chỉ vượt qua được thách thức mà còn có thể đạt tốc độ phát triển cao trong những năm sắp tới.

Có thể thấy, các cơ hội do FTA và Cộng đồng kinhtế ASEAN (AEC) mang lại cho Việt Nam là rất lớn:

-  Trước hết về mặt xuất khẩu hàng hóavà dịch vụ, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi hơn do các nước mở của thị trường vàcắt giảm thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam. Chỉ tính riêng thị trường cácnước ASEAN, qui mô đã lên đến 600 triệu dân và GDP của Khối đạt hơn 2.000 tỷUSD. Đó là chưa kể đến các thị trường vô cùng lớn khác như: Trung Quốc (Hiệulực 2015) và Ấn Độ (Hiệu lực 2016) mà Việt Nam đã tham gia ký kết với tư cáchlà thành viên của ASEAN.

-  Về nhập khẩu hàng hóa, cũng có nhiềuđiểm lợi do đa dạng hóa nguồn cung và chi phí được cắt giảm. Đối với các ngànhxuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may và da giày, với mức độ gia công nhưhiện nay việc giảm chi phí giá thành sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh ở cácthị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU; và đó là cơ hội cho toàn ngành.

-  Một tác động tích cực khác từ các FTAdự kiến mang lại là cơ hội để tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học - côngnghệ và đa dang hóa các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống. Dovậy, nếu tận dụng tốt các cam kết của các nước, người dân và doanh nghiệp cónhiều cơ hội để nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất. Mặtkhác, khi mở của thị trường dịch vụ, một số loại hình dịch vụ mới sẽ được dunhập vào Việt Nam, góp phần đa dạng hóa nguồn cung trên thị trường, thúc đẩysản xuất phát triển và đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người dân và doanhnghiệp.

-  Một hiệu ứng cũng khá tích cực do sứcép từ thực hiện các FTA là cải cách thể chế, một trong ba nút thắt lớn mà ViệtNam đang phải đối mặt.

-  Vấn đề cảithiện năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệpcũng là đề tài gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Chínhvì thế, việc Chính phủ ký kếtcác FTA và thực hiện các cam kết sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trongnước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế; và thật sự đó là điều tốt cho toàn bộnền sản xuất trong nước

Tuy nhiên, trong hội nhập, cơ hội thì ít mà thách thức, khókhăn thì nhiều, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp dândoanh, sẽ khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết doanh nghiệp nướcngoài có ưu điểm là quản trị rất chuyên nghiệp (giúp làm giảm chi phí), họ có nhữngtập đoàn lớn đứng đằng sau, có tiềm lực tài chính mạnh. Trong khi các doanhnghiệp Việt Nam phải vay vốn với lãi suất 7% - 8%, thì doanh nghiệp các nướclãi vay chỉ 1% - 2%. Khi hội nhập, những người thợ giỏi, những chuyên gia, nhữngnhà quản lý có trình độ cao sẽ bị hút về doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trongnước khó giữ chân nhân sự giỏi. Do vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt tăng tính cạnhtranh, nhà nước cần có chính sách cho những doanh nghiệp có thương hiệu, doanhnghiệp xuất khẩu được hưởng chính sách tín dụng tương đương với những nướcASEAN là lãi vay 2%/năm. Ngoài ra, phải hỗ trợ đào tạo người lao động, CEO, đểgiúp họ tiếp cận văn hóa mới của thị trường mở. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đón nhận cơ hội mới trong thời kỳ hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO