Gặp vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, khi nào cần đến bệnh viện gấp?: PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo bạn sẽ phải trả giá đắt nếu "tặc lưỡi" đợi dịch qua

Nam Phong| 26/03/2020 16:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Nếu gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, các bệnh nhân có bệnh mãn tính quên uống thuốc mà ngại đến bệnh viện thăm khám giữa mùa dịch Covid-19 có thể phải trả giá đắt bằng sức khỏe, thậm chí tính mạng của bản thân.

Bệnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Tính đến ngày 26/3, Bộ Y tế đã công bố thêm 7 ca nhiễm bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số ca dương tính tại Việt Nam lên 148. Trong số các ca nhiễm bệnh, có trường hợp đã có thời gian sống trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ra đường nếu không thực sự cần thiết.

Chính vì thế, rất nhiều người dân e ngại việc tiếp xúc nơi đông người, nhất là khi đi đến các cơ sở khám, chữa bệnh, bệnh viện... Tuy nhiên, phải làm thế nào nếu có vấn đề sức khỏe phát sinh trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng hiện nay?

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mới đây đã có bài viết cảnh báo những nguy hại khôn lường khi người dân ngại đi khám bệnh trong mùa dịch Covid-19:

Gặp vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, khi nào cần đến bệnh viện gấp?: PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo bạn sẽ phải trả giá đắt nếu tặc lưỡi đợi dịch qua - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình.

"Liên tiếp trong 3 ngày qua chúng tôi gặp 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhưng ở 3 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau và kết quả cũng khác nhau.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân đã có tiền sử tim mạch, đái tháo đường nhưng hết thuốc 1 tuần mà không đi tái khám, lúc nhập viện đã rơi vào tình trạng sốc tim nặng nên không qua khỏi sau vài tiếng cấp cứu tích cực.

Bệnh nhân thứ hai còn đáng tiếc hơn là xuất hiện đau ngực từ hôm trước nhưng nhất định không đi khám, đến đêm cơn đau xuất hiện dữ dội hơn nhưng gia đình vẫn chần chừ đến sáng sớm mới đưa vào viện. Bệnh nhân vừa nằm lên cáng của phòng cấp cứu thì xuất hiện rung thất. 2 tiếng đồng hồ ép tim, sốc điện .. trái tim bệnh nhân không đập lại cho dù anh mới 58 tuổi.

Trường hợp cuối cùng có may mắn hơn, sau khi đau ngực vài tiếng đồng hồ, gia đình bàn đi tính lại cũng quyết định đưa ông nhập viện. Đến nơi rơi vào tình trạng phù phổi cấp huyết động. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và can thiệp ngay trong đêm. Sáng sớm nay tôi đến thăm bệnh thì bệnh nhân đã được bỏ thuốc vận mạch và có dấu hiệu hồi phục tốt.

Ba bệnh cảnh lâm sàng khác nhau với kết quả khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung rất buồn với tên gọi Covid-19".

Bác sĩ Nguyên Lân Hiếu cho biết, không chỉ có 3 bệnh điển hình nếu trên, trong suốt tuần qua ở các bệnh viện khác cũng có nhiều trường hợp đáng tiếc vì chần chừ không đi khám khi gặp vấn đề sức khỏe giữa mùa dịch. Trước đó, bác sĩ cũng từng chia sẻ các trường hợp bệnh nhân bị cơn tăng huyết áp khẩn cấp, hôn mê do tăng đường máu và nặng hơn là một trường hợp nhồi máu cơ tim do tắc lại stent động mạch vành.

Gặp vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, khi nào cần đến bệnh viện gấp?: PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo bạn sẽ phải trả giá đắt nếu tặc lưỡi đợi dịch qua - Ảnh 2.

"Tất cả là do quên uống thuốc và cùng một lý giải vì vụ dịch nên không dám đi khám bệnh viện! Rất may tất cả các trường hợp đều được điều trị thành công nên hậu quả chưa đến nỗi để chúng tôi và gia đình ân hận suốt đời", bác sĩ đặc biệt nhắc nhở.

Khi xuất hiện ca dương tính với Covid-19 ở bệnh viện Bạch Mai, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã có phản ứng rất hợp lý là cho phép cấp thuốc 2 tháng liên cho các bệnh nhân bị bệnh mãn tính, bệnh viện nào cũng mở rộng hệ thống tư vấn trực tuyến để hỗ trợ người dân... Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, nhiều bệnh nhân có bệnh nền, bệnh mãn tính khi gặp các vấn đề về sức khỏe vẫn chủ quan "tặc lưỡi" đợi vụ dịch trôi qua.

Họ không ý thức được rằng, có những dấu hiệu bệnh tật có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời báo cho cơ quan y tế để xử lý. Theo bác sĩ, bệnh viện tuy có nguy cơ cao trong dịch bệnh nhưng lại là nơi được tổ chức chặt chẽ và khoa học nhất để phòng ngừa lây lan virus. Với việc phân luồng và giám sát chặt chẽ, những người phải tái khám nếu được trang bị kiến thức dự phòng đúng mà các phương tiện truyền thông đã hướng dẫn rất rõ ràng thì nguy cơ lây nhiễm cũng ở mức thấp.

Những người quá lo lắng hay có nguy cơ cao lây nhiễm nếu không thể đến viện nên sử dụng các đường dây chăm sóc khách hàng để tư vấn việc duy trì điều trị. Các bệnh mạn tính như tim mạch đái tháo đường, những thuốc bác sĩ dặn uống, tiêm tuyệt đối không được dừng đột ngột vì sẽ gây hậu quả khôn lường.

Bác sĩ Hiếu nhấn mạnh: "Hãy giúp chúng tôi, hãy giúp người thân trong gia đình mình và hãy giúp chính mình tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Khi hết thuốc, khi có dấu hiệu bệnh tái phát hay khi có những triệu chứng khác thường hãy liên hệ ngay với hệ thống y tế. Xin cảm ơn".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Gặp vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, khi nào cần đến bệnh viện gấp?: PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo bạn sẽ phải trả giá đắt nếu "tặc lưỡi" đợi dịch qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO