Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu

Minh Anh| 02/05/2020 00:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Đó là tâm sự của bà mẹ trẻ 32 tuổi ở đường Láng, Hà Nội. Chị cho biết, dù ở nhà mùa dịch nhưng gia đình 4 người nhà chị không tháng nào lại không tiêu hết 20 triệu đồng.

Khi nhắc tới chi tiêu tiết kiệm mùa dịch, chị Trần Hải Linh, 32 tuổi ở đường Láng, Hà Nội kêu ca, không biết nhiều gia đình khác tiết kiệm như thế nào chứ gia đình chị mùa dịch vẫn chi tiêu như bình thường dù chị được nghỉ làm và các con được nghỉ học.

  • 5 mẹo vàng trong chi tiêu giúp vợ chồng trẻ luôn luôn thảnh thơi không bao giờ phải lo cảnh "Chưa hết tháng đã hết tiền"

Cá nhân chị Linh còn nghĩ, bà nội trợ thành phố nào bảo chi tiêu mùa dịch chỉ hết 3-5 triệu/tháng thì quá tằn tiện và khó có thể thực thi được.

Theo bà nội trợ thành phố này, đọc báo mạng thời gian gần đây, chị giật mình khi thấy nhiều chị em chia sẻ chỉ tiêu hết 1-2 triệu/tháng mùa dịch: "Thật sự đó phải là những gia đình sống ở nông thôn hay các vùng ven đô mới có thể chi tiêu tiết kiệm như vậy được. Bởi vì họ tự cung tự cấp mọi khoản thực phẩm, ăn uống.

Họ chỉ phải mua gia vị và thêm một số món ăn mới. Chứ nếu sống ở thành phố, cả gia đình ở nhà ngày dịch thì chỉ có tiêu hơn chứ không có tiêu kém bao giờ".

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 2.

Ở thành phố, vì đang phải đi thuê nhà nên chị Linh tốn 1 khoản.

Chị Linh cũng cho biết, dù cho dịch ập đến khiến thu nhập của chị bị giảm, song chi tiêu gia đình vẫn y hệt ngày thường, thậm chí còn tăng so với khi chưa dịch bệnh: "Mình làm marketing 1 công ty du lịch vì thế dịch bệnh nên thu nhập mình bị giảm 50% thu nhập. Còn chồng mình làm xây dựng, cũng may còn lương cứng. Tổng thu nhập mùa dịch của vợ chồng mình cộng lại giờ chỉ còn khoảng 20 triệu. Vậy mà ở nhà mùa dịch tháng nào hết tháng ấy dù các con được nghỉ học và gia đình không đi ăn ngoài".

Cụ thể chi tiêu mùa dịch nhà chị Linh hàng tháng như sau:

Tiền thuê nhà: 5 triệu đồng

Nhà chị Linh 4 người nên thuê 1 căn nhà 2,5 tầng ở Láng. Tầng 2 nhà chị làm nơi sinh hoạt của cả gia đình. Còn tầng 1 anh nhà chị làm văn phòng nhỏ để kinh doanh riêng (Chồng chị vừa làm ở công ty xây dựng vừa làm dự án riêng nên thuê thêm 1 nhân viên). Mỗi tháng riêng tiền thuê nhà đã 5 triệu đồng chưa kể điện nước.

Tiền điện nước: 1,5 triệu đồng

Mỗi tháng, tiền điện nước nhà chị Linh cũng khá tốn kém. Ở nhà, các con chị mở ti vi, tủ lạnh, dùng điện nước suốt ngày. Các bếp từ nhà chị cũng nấu ăn, hoạt động hết công suất. Vì thế tiền điện cũng vẫn y hệt như mọi tháng.

Tiền ăn: 6 triệu đồng

Trước dịch bệnh, chị Linh đi chợ thường hết khoảng 5 triệu tiền ăn/tháng. Nhưng từ khi có dịch, giá thực phẩm ở thành phố có đắt đỏ hơn. Vì thế tiền ăn chị phải tăng lên.

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 3.

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 4.

Tháng nào cũng hết 6 triệu tiền ăn nhưng mâm cơm ngày dịch của nhà chị cũng không quá đầy đặn.

Trung bình mỗi ngày nhà chị hết khoảng 200 ngàn tiền ăn cho cả 3 bữa sáng, trưa, tối. Với mức tiền ăn như vậy, chị thấy bữa cơm cũng chỉ bình thường. Chưa kể thỉnh thoảng chị mua thêm mắm muối và nhiều lúc được bà nội ngoại gửi đồ ăn từ quê ra cho thêm.

Tiền mua hoa quả, đồ ăn vặt: 3 triệu đồng

"Ở nhà nghỉ dịch, 2 con mình cũng không phải đi học. Vì thế mẹ con nghĩ ra đủ thứ đồ để ăn. Lúc gọi cốc trà sữa, lúc lại túi bánh mỳ bơ tỏi, lúc lại mua bơ ăn. Nói chung không ngày nào không đặt quà gì ăn hay hoa quả gì ăn. Vì thế tiền mua hoa quả, đồ ăn vặt tính ra cũng hết khoảng 3 triệu đồng", chị Linh khẳng định.

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 5.

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 6.

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 7.

Con ở nhà mùa dịch dù tiết kiệm 1 khoản tiền học nhưng lại tốn kém tiền quà vặt.

Tiền mua cồn rửa tay khô, nước sát khuẩn, khẩu trang y tế phòng dịch: 1 triệu đồng

Từ hôm có dịch, chị Linh cũng phải tích cực mua nước rửa tay khô, nước sát khuẩn, nước súc họng, khẩu trang y tế để cả nhà phòng trách bệnh dịch được tốt hơn mỗi khi ra bên ngoài hoặc ở nhà.

"Số tiền này tuy lặt vặt nhưng cộng lại cũng mất 1 khoản kha khá. 1 chai cồn rửa tay gần trăm bạc mà cả nhà rửa chỉ được 1 tuần là hết".

Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu  - Ảnh 8.

Từ hôm có dịch, chị Linh cũng phải tích cực mua nước rửa tay khô, nước sát khuẩn, nước súc họng, khẩu trang y tế để cả nhà phòng trách bệnh dịch.

Tiền dầu gội, sữa tắm, nước hoa hồng: 500 ngàn đồng

Nhà chị Linh mỗi tháng cũng tốn thêm khoản tiền dầu gội, sữa tắm, nước tẩy trang, sữa rửa mặt… "Mình rất chú trọng chăm sóc nhan sắc nên dù mùa dịch mình vẫn tích cực chăm sóc da. Hàng ngày không thể thiếu sữa tắm, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, tẩy tế bào da chết. Nói chung tháng nọ bù tháng kia nhưng cũng phải mất 500k/tháng", chị Linh chia sẻ.

Tiền trả ngân hàng vay mua chung cư: 3 triệu đồng

Nhà chị Ngân hiện đang mua 1 căn chung cư khoảng cuối năm nay sẽ đi vào giai đoạn hoàn thành. Dù nhà tích cóp được và được người thân cho vay, chị vẫn phải vay nợ ngân hàng. Giờ mỗi tháng chị vẫn trả ngân hàng 3 triệu đồng.

Chia sẻ về mức chi tiêu không tháng nào dưới 20 triệu của gia đình 4 người mùa dịch, bà nội trợ này quả quyết: "Đấy là dịch bệnh còn không dám ra ngoài ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn uống tụ tập bạn bè gì. Chứ bình thường giãn cách ly xã hội, khoản này nhà mình cũng tốn thêm 2-3 triệu".

Nói về việc chị có tính toán để thắt chặt thêm chi tiêu mùa dịch được nữa không, bà nội trợ thành phố lắc đầu nguầy nguậy bảo: "Chịu thôi, mình không thể chi tiêu tiết kiệm hơn được nữa. Mùa dịch nhà mình còn tiêu nhiều hơn bình thường vì mọi người ở nhà nhiều hơn. Ở nhà nhiều tiêu nhiều, đỡ được khoản tiền học của con thì lại tốn tiền quà vặt vì hay phải mò ăn. Với lại ở quê thì nuôi được gà vịt, cá, trồng rau nên chi tiêu chẳng tốn nhiều. Chứ mình ở thành phố, gói tăm, cọng rau cũng phải mua nên tốn kém lắm".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mạo danh mùa lễ hội
    Các chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn liên tục diễn ra và tăng cao, đặc biệt vào thời điểm cuối năm.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
  • Phát triển hạ tầng số - yếu tố then chốt trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số
    Những năm trở lại đây, Việt Nam đặt ra những kỳ vọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế dựa trên yếu tố công nghệ và dữ liệu số. Theo đó, việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng.
  • 5 xu hướng công nghệ hàng đầu cho Đông Nam Á năm 2025
    Đông Nam Á đang chuẩn bị đón nhận một số xu hướng công nghệ mang tính chuyển đổi vào năm 2025. Với tầng lớp trung lưu đang tăng lên, sự thâm nhập Internet mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, Đông Nam Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho đổi mới và áp dụng công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Gia đình 4 người thành phố từ mớ rau cũng phải mua, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, tiền mua đủ thứ phòng dịch, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO