Golf cần được nhìn nhận công bằng hơn tại Việt Nam

Việt Dũng| 03/12/2021 08:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Nếu không thể thoát khỏi cái mác "môn thể thao cho người giàu" thì rất khó để hệ sinh thái golf phát triển được tại Việt Nam.

Những năm vừa qua, golf tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, cả về chất lượng và số lượng. Tính đến năm 2021, số lượng người chơi golf Việt Nam là hơn 60.000, tăng gần gấp 2 lần so với 1 năm trước đó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang sở hữu hơn 60 sân golf đạt tiêu chuẩn Quốc tế, cùng với hơn 30 phòng tập golf 3D trải dài từ Bắc vào Nam. Và đáng kể nhất, chính là việc golf trở thành một trong những bộ môn cạnh tranh huy chương tại SEA Games 31 sắp tới tại Việt Nam.

Golf cần được nhìn nhận công bằng hơn tại Việt Nam - Ảnh 1.

Số lượng người chơi golf tại Việt Nam đang ngày một tăng cao.

Mặc dù phát triển như vậy, nhưng có một sự thật đáng buồn là golf vẫn chưa thoát khỏi định kiến "môn thể thao của giới thượng lưu" với đại đa số người dân tại Việt Nam. Thậm chí với nhiều người, golf còn không được coi là môn thể thao mà chỉ là một loại hình giải trí của giới đại gia, những người dư dả cả về thời gian lẫn tiền bạc. Và ngay cả các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm với golf vào thời điểm hiện tại

"Golf vẫn chưa được coi là môn thể thao tại Việt Nam và chưa nhận được sự ưu đãi nào từ các cơ quan chức năng. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh về golf đang phải chịu thuế thu nhập đặc biệt lên tới 20%. Chính điều này khiến cho chi phí để chơi golf trở nên đắt đỏ. Hiệp hội Du lịch Golf đã kiến nghị với Chính phủ về việc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với golf, nhưng vẫn chưa có kết quả." – Ông Nguyễn Văn Linh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf chia sẻ trong một buổi tọa đàm về du lịch golf.

Bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt khiến cho golf ngồi chung mâm với các mặt hàng như bia, rượu, thuốc lá hay các ngành dịch vụ xổ số, mát-xa, karaoke. Việc một môn thể thao như golf phải nhận những đánh giá có phần tiêu cực, đôi khi là bảo thủ như vậy có lẽ chỉ tồn tại duy nhất ở Việt Nam. Và cũng chính điều này đã kìm hãm sự phát triển của cả một hệ sinh thái liên quan tới golf, cũng như khiến chúng ta mất đi một nguồn thu nhập đáng kể tới từ môn thể thao này.

Golf cần được nhìn nhận công bằng hơn tại Việt Nam - Ảnh 2.

Việt Nam đã bắt đầu được đăng cai các giải đấu lớn trong khu vực. Đây là một lợi thế để phát triển môn golf tại nước ta.

Hãy nhìn sang các nước khác trong khu vực, điển hình là Nhật Bản – nước có nền công nghiệp golf phát triển nhất châu Á. Ngay từ năm 1985, chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật "Resort Law" mới với nhiều quy định giảm thuế cho các dự án xây dựng sân golf, tạo thuận lợi cho việc chuyển hoá đất rừng và đất nông nghiệp trở thành sân golf và những hạng mục tương tự. Điều này giúp cho golf phát triển một cách chóng mặt tại đất nước mặt trời mọc với hơn 2400 sân golf được xây dựng; số lượng người chơi mới tăng trung bình 1 triệu người mỗi năm. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất gậy golf, bóng golf, thời trang golf,... cũng phát triển rầm rộ tạo nên một nền công nghiệp golf bền vững.

Gần hơn chút nữa thì có Thái Lan. Trước năm 1970, Thái Lan cũng chìm trong sự phát triển kinh tế chậm chạp không khác gì Việt Nam. Bằng việc tận dụng những chính sách khuyến khích từ ASEAN, Thái Lan đã cho phát triển ngành golf trong nước thông qua việc đẩy mạnh xây dựng những sân golf cao cấp nhằm thu hút các giải đấu lớn, tung ra các gói học golf với giá thành hợp lý. Từ đó tạo nên hệ sinh thái golf đa dạng nhiều lợi ích trong cộng đồng người Thái, đưa môn chơi này phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cho tới nay, ngành du lịch golf vẫn mang về cho Thái Lan một nguồn thu vô cùng ổn định và đóng góp 9% trong tổng số GDP của Quốc gia này.

Golf cần được nhìn nhận công bằng hơn tại Việt Nam - Ảnh 3.

Laguna Lăng Cô, sân golf ven biển thu hút được rất nhiều khách du lịch hàng năm.

So với Thái Lan, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện trở thành một điểm đến ưa thích của những người yêu golf trên toàn Thế giới. Sở hữu đường bờ biển dài 3260 km là một điều kiện không thể tuyệt vời hơn để Việt Nam có được những sân golf đẹp nhất châu Á. Tuy nhiên, với những hạn chế về thuế cũng như việc không có được những chính sách hỗ trợ từ chính phủ khiến cho các nhà đầu tư vẫn chưa dám mạo hiểu đầu tư vào golf tại Việt Nam.

Năm 2021, Việt Nam đã vượt qua Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc và Trung Quốc để trở thành "Điểm đến golf tốt nhất Thế giới" do tổ chức World Golf Awards trao tặng. Giải thưởng này chắc chắn sẽ giúp Việt Nam là điểm đến thu hút hàng loạt golfer trên Thế giới ghé thăm trong thời gian tới. Đây là thời điểm và cơ hội không thể tuyệt vời hơn để thúc đẩy, phát triển golf tại Việt Nam. Hy vọng rằng trong thời gian tới, chính phủ sẽ có thể nhìn nhận lại về tiềm năng của hệ sinh thái golf và đưa ra những chính sách phù hợp giúp môn thể thao này phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Qua đó, những định kiến về golf trong xã hội cùng vì thế mà mất đi. Không nhanh cơ hội sẽ vụt mất với golf Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Golf cần được nhìn nhận công bằng hơn tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO