Google bị cáo buộc bắt tay với Facebook cùng nhau lũng đoạn thị trường

PV| 25/12/2020 15:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Google vừa bị bang Texas và 9 bang khác của Mỹ kiện ra tòa, cáo buộc công ty công nghệ này vi phạm luật chống độc quyền để thúc đẩy kinh doanh quảng cáo trực tuyến. Đáng chú ý, phía đệ đơn cũng cáo buộc Google bắt tay với Facebook, dù 2 công ty này thường được cho là cạnh tranh gay gắt trong hoạt động bán quảng cáo trên Internet.

Google bị cáo buộc bắt tay trái phép với Facebook, dù 2 công ty này thường được cho là cạnh tranh gay gắt trong hoạt động bán quảng cáo trên Internet.

Trong đơn kiện có đoạn: "Như các tài liệu nội bộ của Google tiết lộ, Google tìm cách tiêu diệt sự cạnh tranh và đã làm như vậy thông qua một loạt chiến thuật bài trừ, bằng cách thỏa thuận bất hợp pháp với Facebook, mối đe dọa cạnh tranh tiềm ẩn lớn nhất của họ".

Google bị cáo buộc bắt tay với Facebook cùng nhau lũng đoạn thị trường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Facebook và Google cùng nhau chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường toàn cầu. Phía đệ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đồng thời đề nghị có biện pháp "cắt giảm cấu trúc", thường được hiểu là buộc doanh nghiệp phải thoái vốn một số mảng hoạt động của mình.

2 công ty đã đồng ý trong một thỏa thuận công khai vào năm 2018, theo đó khách hàng quảng cáo của Facebook được tùy chọn đặt quảng cáo trong mạng lưới đối tác xuất bản của Google. Các giám đốc ở cấp cao nhất của 2 công ty đều ký vào thỏa thuận này.

Ví dụ, một blog về giày thể thao sử dụng phần mềm của Google để bán quảng cáo có thể tạo ra doanh thu từ một nhà bán lẻ giày dép mua quảng cáo trên Facebook. Điều đáng nói là Google không thông báo công khai rằng, Facebook đồng ý ngưng hỗ trợ các phần mềm cạnh tranh để củng cố sức mạnh thị trường cho Google.

Facebook nhận được nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm quyền truy cập vào dữ liệu của Google, và các ngoại lệ về chính sách cho phép khách hàng của Facebook được đặt quảng cáo nhiều hơn một cách không công bằng so với khách hàng của các đối tác Google khác.

Đơn khiếu nại cũng cáo buộc Google và Facebook đã tham gia vào việc ấn định giá quảng cáo và vẫn đang tiếp tục hợp tác, dù không rõ cách thức và thời điểm các công ty thực hiện "thỏa thuận chia thị trường".

Phát ngôn viên của Google khẳng định công ty sẽ tự bảo vệ mình trước "những cáo buộc vô căn cứ". Cô này chia sẻ: "Giá quảng cáo kỹ thuật số đã giảm trong thập kỷ vừa qua. Chi phí công nghệ quảng cáo cũng đang giảm. Phí công nghệ quảng cáo của Google thấp hơn mức trung bình trong ngành".

Vụ kiện trên là một trong hàng loạt vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google, Facebook và các công ty công nghệ khác như Apple, Amazon. Hồi tháng 10, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện Google dùng thế mạnh độc quyền để trói buộc đối thủ cạnh tranh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
    Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Google bị cáo buộc bắt tay với Facebook cùng nhau lũng đoạn thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO