Hàn Quốc chuyển đổi băng tần vệ tinh sang 5G

Anh Hào| 30/06/2020 13:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc chuyển các băng tần từ 3,7 GHz đến 4 GHz cho mạng 5G ở Hàn Quốc là do sự gia tăng nhu cầu triển khai 5G, cùng với đó là việc sử dụng không hiệu quả các băng tần này cho tín hiệu vệ tinh.

Ngày 29/6, Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc thông báo về việc nước này sẽ phân bổ lại các băng tần từ 3,7GHz đến 4GHz - hiện đang được sử dụng cho tín hiệu vệ tinh. Các băng tần này sẽ được cấp phát cho mạng di động thế hệ thứ 5 (5G). 

Việc cấp phát lại bắt nguồn từ sự gia tăng nhu cầu cho mạng 5G, cùng với đó là việc sử dụng không hiệu quả các băng tần này cho tín hiệu vệ tinh.

Hàn Quốc chuyển đổi băng tần vệ tinh sang 5G - Ảnh 1.

Việc chuyển các băng tần từ 3,7GHz đến 4GHz cho mạng 5G ở Hàn Quốc là do sự gia tăng nhu cầu triển khai 5G, cùng với sự không hiệu quả của các băng tần này khi sử dụng cho tín hiệu vệ tinh (ảnh minh họa, nguồn: raconteur.net).

Hàn Quốc cũng dự định phân bổ băng tần 6GHz mà các hãng viễn thông và truyền hình không sử dụng cho Wi-Fi 5G (Wi-Fi 6E), dự kiến thương mại hóa vào tháng 10.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét lại việc sử dụng các băng tần từ 3GHz đến 10GHz, khi mà trên toàn cầu diễn ra sự bùng nổ về nhu cầu triển khaimạng 5G.

Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc khẳng định thêm rằng họ sẽ tiếp tục cấp phát lại các băng tần một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu về 5G, mặc dù nguồn phổ tần số đang bị hạn chế.

Vào hôm Chủ nhật, Bộ này cho biết họ có kế hoạch gia hạn giấy phép băng tần 310 MHz hiện đang sử dụng cho các mạng 2G, 3G và 4G LTE cho các nhà mạng viễn thông hiện đang sở hữu.

Quyết định trên được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng, vì các thuê bao hiện đang sử dụng mạng 3G và 2G cần thêm thời gian để rời bỏ các mạng di động thế hệ cũ.

Tính đến tháng 4/2020, Hàn Quốc đã tích lũy được 5 triệu thuê bao 5G sau khi triển khai dịch vụ một năm trước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
Đừng bỏ lỡ
Hàn Quốc chuyển đổi băng tần vệ tinh sang 5G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO