Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Thách thức lớn đối với ngành công nghiệp Việt Nam

NB| 23/12/2015 22:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang lại lợi ích cũng như thách thức cho nhiều ngành hàng và lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp.

Theo cácchuyên gia kinh tế, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ có tác độnglớn đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó tập trung vào sáu ngành chính, gồmdệt may, da giày, ôtô, công nghệ cao, hàng thủ công và sản phẩm gỗ qua xử lý.

Hiện nay, tất cả các ngành này đều có mức độ tăng trưởngcao và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, khi FTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực bêncạnh những thuận lợi, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiềuthách thức. Mặc dù, việc ký kết Hiệp định này có thể giảm thuế và mang lại mứcđộ ưu đãi hơn so với những nhà nhập khẩu khác vào EU, khiến sản phẩm da giàyViệt Nam hưởng lợi một cách đáng kể. Nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn phải đốimặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước có ngành da giày phát triển như Ấn Độ,Indonesia, Thái Lan và dự kiến từ những thị trường đang nổi lên như Myanmar.

Ngành dệt may Việt Nam có mức độ phụ thuộc tương đối caovào nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, giá trị gia tăng tạo ra của ngànhtương đối thấp (ước tính chung ở mức 40%). Trong đó, nguyên liệu thô nhập chủyếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; còn máy móc thì từ các nước Trung Quốc,Nhật Bản... Bởi vậy, ngành dệt may Việt Nam khó có thể vượt lên các nước có lợithế cạnh tranh bằng giá, tiêu chuẩn cũng như thiết kết và lợi thế công nghệ.

Còn đối với ngành chế biến gỗ của Việt Nam, hiện naychúng ta đang phụ thuộc mạnh mẽ vào nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phụ kiện (chiếm30-40% giá trị sản phẩm), đồng thời khoảng 80% nguyên liệu gỗ sử dụng trongngành là nhập khẩu. Trước đây, ngành thủ công mỹ nghệ, phụ thuộc chủ yếu vàonguồn lực trong nước (mây, tre, gỗ, gốm), nhưng gần đây Việt Nam bắt đầu nhậpkhẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Chính vì thế, các mức độ yêu cầu cao của người tiêu dùngEU cũng như quy tắc xuất xứ và những quy định của EU về đăng ký, đánh giá,chứng nhận và hạn chế hóa chất là những rào cản đáng kể với Việt Nam. Đồngthời, những hạn chế từ giá nguyên vật liệu, năng lượng, vận chuyển cao cho đếncác tiêu chuẩn chất lượng cao cũng khiến ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệViệt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nước khác để tiếp cận thịtrường EU.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Thách thức lớn đối với ngành công nghiệp Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO