Hoạt động đầu tư tài chính của một số tập đoàn viễn thông trên thế giới (phần 2)

03/11/2015 21:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Có thể thấy, kể từ khi được thành lập, Tập đoàn Telefónica không ngừng thực hiện hoạt động M&A để mở rộng mạng lưới kinh doanh, kể cả trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Khu vực thị trường chính của Telefónica là Châu Âu và Châu Mỹ Latinh, tuy nhiên, Telefónica cũng đã có những bước đi nhằm thâm nhập thị trường Châu Á. Cho đến nay, Telefónica chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ viễn thông - CNTT, bao gồm cố định - di động - Internet.

Châu Á

Năm 2009, nhà khai thác viễn thông Trung Quốc China Unicom đã đồng ý ký hợp đồng sở hữu chéo với Telefónica. Tháng 01/2011, hai đối tác đã ký thỏa thuận trị giá 500 triệu USD để thắt chặt quan hệ giữa 02 bên, và sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2011, theo đó, Telefónica sẽ sở hữu 9,7% cổ phần của China Unicom, còn China Unicom sẽ sở hữu 1,4% cổ phần của Telefónica.

Có thể thấy, kể từ khi được thành lập, Tập đoàn Telefónica không ngừng thực hiện hoạt động M&A để mở rộng mạng lưới kinh doanh, kể cả trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Khu vực thị trường chính của Telefónica là Châu Âu và Châu Mỹ Latinh, tuy nhiên, Telefónica cũng đã có những bước đi nhằm thâm nhập thị trường Châu Á. Cho đến nay, Telefónica chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ viễn thông - CNTT, bao gồm cố định - di động - Internet.

Tập đoàn Vodafone 

Công ty được thành lập vào năm 1984 với tên Racal Strategic Radio Limited. Năm 1991, Công ty đổi tên thành Vodafone Group Plc. Kể từ đó đến nay, Vodafone đã thực hiện nhiều giao dịch để giữ vững vị trí ở Anh và tăng cường sự hiện diện quốc tế. Những giao dịch đầu tư tài chính chủ yếu để bành trướng thị trường quốc tế của Vodafone gồm:

- M&A với AirTouch Communications,Inc. hoàn tất vào ngày 30/6/1999. Công ty đổi tên thành Vodafone AirTouch Plc vào tháng 6/1999 nhưng sau đó lấy lại tên cũ là Vodafone Group Plc vào ngày 28/7/2000.

- M&A với Mannsesmann AG vào ngày 12/4/2006. Thông qua giao dịch này, Vodafone đã có các chi nhánh ở Đức, Ý và tăng tỷ lệ sở hữu gián tiếp ở SFR.

- Thông qua hàng loạt các giao dịch từ năm 1999 đến 2004, Vodafone đã sở hữu 97,7% cổ phiếu tại Vodafone Japan.

- Ngày 08/5/2007, Vodafone mua số cổ phiếu của các công ty đang tham gia Vodafone Essar với giá trị 10,9 tỷ USD để nắm quyền kiểm soát Vodafone Essar.

- Ấn Độ: ngày 9/5/2007, Tập đoàn Bharti đã đồng ý mua 5,6% cổ phiếu của Vodafone ở Bharti Airtel Limited.

- Ý và Tây Ban Nha: Ngày 03/12/2007 Vodafone thực hiện mua lại cổ phiếu của Tele2 Italia SpA và Tele2 Telecommunications Services SLU từ Tele2 AB Group với giá 747 triệu Euro.

- Qatar: ngày 11/12/2007, một liên doanh giữa Vodafone và The Qatar Foundation được thành lập và tham gia đấu thầu thành công để trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động thứ 2 tại Qatar.

- Arcor: 19/5/2008, Vodafone chính thức sở hữu 100% cổ phiếu của Arcor.

- Ghana: 17/8/2008, mua 70% cổ phiếu của Ghana Telecommunications.

- Ba Lan: 18/12/2008, tăng tỷ lệ sở hữu ở Polkomtel S.A. từ 4,8% lên 24,4% với mức vốn đầu tư là 186 triệu Euro.

- Nam Phi: ngày 20/4/2009, mua thêm 15% cổ phiếu của Vodacom. Ngày 18/5/2009, Vodacom trở thành công ty con của Vodafone.

- Qatar: ngày 10/5/2009, Vodafone Qatar hoàn tất việc phát hành ra công chúng 40% cổ phiếu.

- Australia: 09/6/2009, Vodafone Australia sáp nhập với Hutchison 3G Australia để hình thành công ty 50/50 vốn góp, Vodafone Hutchison Australia Pty Limited.

Có thể thấy, Tập đoàn viễn thông Vodafone cũng sử dụng cách thức tương tự như Tập đoàn Teléfonica (M&A) để thực hiện bành trướng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu; đồng thời, Vodafone cũng không mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác mà tập trung vào kinh doanh viễn thông.

KINH NGHIỆM

Qua thực tế hoạt động đầu tư tài chính của một số Tập đoàn kinh tế trên thế giới về điện tử viễn thông, có thể thấy trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các Tập đoàn viễn thông quốc tế liên tục thực hiện hoạt động đầu tư tài chính để mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Nói cách khác, đầu tư tài chính là công cụ để thực hiện chiến lược phát triển. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2007 đến nay, các Tập đoàn viễn thông quốc tế vẫn tiếp tục thực hiện các thương vụ M&A để mở rộng thị trường hoạt động. Hoạt động đầu tư tài chính là công cụ thực hiện chiến lược phát triển và ngược lại, quan hệ đầu tư tài chính đã hình thành mô hình tổ chức quản lý của các Tập đoàn: mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con. Trong đó, việc phân cấp/tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư tài chính được triển khai tùy theo đặc thù hoạt động cũng như quan điểm quản lý.

Tóm lại, hoạt động đầu tư tài chính của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính, định hướng phát triển, giai đoạn phát triển… Vì thế, đối tượng khảo cứu được lựa chọn là các Tập đoàn viễn thông - CNTT hàng đầu thế giới (xét về phạm vi hoạt động, kết quả kinh doanh với quá trình phát triển lâu dài), giúp đảm bảo mức độ tương đồng, nâng cao khả năng áp dụng các bài học kinh nghiệm đối với các Tập đoàn viễn thông - CNTT trong nước, để các Tập đoàn viễn thông của Việt Nam có thể học hỏi những bài học quý báu về chiến lược phát triển, đầu tư tài chính.

Tài liệu tham khảo:

1. http://www.ntt.co.jp

2. Telefónica, “January – December 2010 Result”

3.http://www.Telefónica.com/en/home/jsp/home.jsp

4. Vodafone Group Plc, “Annual Report 2010”

5. http://www.vodafone.com/content/index.html

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hoạt động đầu tư tài chính của một số tập đoàn viễn thông trên thế giới (phần 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO