Học sinh dân tộc thiểu số hưởng lợi từ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Quỳnh Chi| 15/09/2021 15:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Không có công cụ học tập, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) không thể học trực tuyến khi phải tạm dừng đến trường vì dịch bệnh.

Không có sóng và cũng không có máy tính…

Trong suốt 2 năm đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp tại nước ta, các em học sinh phải nghỉ học tại nhiều địa phương. Đây là một hình thức thay thế cho việc học trên lớp, nhằm đảm bảo cho các em học sinh vừa an toàn ở nhà tránh dịch, vừa không bị mất kiến thức. Tuy nhiên để việc học trực tuyến diễn ra thuận lợi cần rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất vẫn là phải có sóng và mạng internet.

Thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương, việc học trực tuyến còn chưa đạt được những hiệu quả như mong đợi, nhất là tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Hiện nay, việc học trực tuyến với học sinh Điện Biên là bài toán khó vì các vùng núi điều kiện không được như vùng đồng bằng và thành phố. Hạ tầng công nghệ thông tin chỉ đảm bảo ở một số vùng thuận lợi, khu vực vùng cao rất hạn chế. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thôngtỉnh Điện Biên, tính đến hết năm 2020, tỉnh này còn 36 bản chưa có dịch vụ viễn thông. Vì thế, chỉ có số học sinh ở vùng có hạ tầng tốt của tỉnh (các huyện, thị trấn, thành phố) có thể dạy và học trực tuyến. Ở vùng học sinh DTTS đa phần học sinh không có điều kiện mua thiết bị, dù chỉ là điện thoại thông minh, chưa nói đến máy tính và máy tính bảng. Thậm chí có nơi, nếu học sinh có điện thoại thì cũng không có sóng internet vì ở vào vùng lõm. Vì thế, không thể dạy và học trực tuyến.

Năm học 2021-2022 bắt đầu mới một tiền lệ chưa từng có. Sau ngày khai giảng là những lớp học online, và đằng sau đó là những nỗi lo canh cánh. Xã Cư San, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk), nơi 100% học sinh là người dân tộc Mông. Cả buôn chỉ có 2 nhà có tivi, sóng điện thoại lúc có lúc không và hoàn toàn chưa có mạng Internet. Bởi thế, học sinh không thể học trực tuyến được. Nhiều gia đình học sinh DTTS thuộc hộ nghèo nên đến tiền mua sách vở cũng còn chưa đủ.

Một khảo sát thực hiện với 174 học sinh tại Trường THCS Ngô Mây (xã Ea M'Droh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, kết quả cho thấy chỉ khoảng 20% học sinh có thể mượn điện thoại thông minh của bố mẹ để học. Khoảng 95% học sinh là con em đồng bào dân thiểu số, gia đình đều làm nông, kinh tế eo hẹp.

Theo thống kê đến ngày 12/9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có tới 1,5 triệu học sinh ở 26 tỉnh, thành đang phải học trực tuyến nhưng chưa có máy tính.

Khó khăn chồng chất khó khăn, chính quyền và ngành giáo dục tại các địa phương cũng đã nỗ lực tổ chức các lớp dạy học trực tuyến qua các ứng dụng Zoom, Google Meet… Một số địa phương tổ chức học trực tuyến qua truyền hình. Trường hợp học sinh không có máy tính, điện thoại, tivi, các thầy cô giáo sẽ biên soạn nội dung bài học, chuyển cho học sinh và sau đó sẽ nhận lại bài làm.

Ở nhiều địa phương vùng cao, giáo viên bám bản, bám buôn làng phải vượt quãng đường hàng chục cây số dốc đá lởm chởm, bùn lầy để mang bài tập đến cho học sinh.

Hy vọng từ chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Ngày 12/9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.Với các địa phương, đây là niềm vui và cũng là động lực to lớn để cả thầy và trò cùng ngành giáo dục vượt lên khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Học sinh dân tộc thiểu số hưởng lợi từ Chương trình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Chính phủ tổ chức. Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực rất quan trọng, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc

Ba cấu phần chính của "Sóng và máy tính cho em" là có sóng, có internet đến tất cả các hộ gia đình Việt Nam và có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo, cận nghèo.Chương trình thể hiện tinh thần nhân ái, đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam, nhưng đây cũng chính là hành động góp phần tiến tới cuộc sống internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, nhất là phát triển xã hội số.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Đây là chương trình lớn của mọi ngành, mọi cấp và mọi người, mọi doanh nghiệp dành cho ngành Giáo dục, dành cho học sinh - tương lai của chúng ta. Giá trị của nó lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, và lại đúng trong lúc tất cả đang rất khó khăn vì đại dịch bùng phát".

Học sinh dân tộc thiểu số hưởng lợi từ Chương trình

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Sóng và máy tính cho em" là một chương trình lớn, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp, vừa tham gia nguồn lực của mình vừa động viên các nguồn lực hỗ trợ khác.

Theo Bộ trưởng, "Sóng và máy tính cho em" cũng là để chuyển đổi số cho tất cả các hộ gia đình, xây dựng xã hội số. Ở vùng quê, vùng sâu vùng xa, chính các em sẽ giúp cha mẹ mình lên môi trường số, mua bán trên các sàn thương mại điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhận tiền, chuyển tiền qua chiếc điện thoại.Có sóng, có Internet cho em không chỉ là nỗ lực của nhà mạng, mà còn là sự chung tay của chính quyền các cấp, của người dân trong việc tạo điều kiện cho nhà mạng phát triển hạ tầng, xây dựng các trạm phát sóng. Đất nước chúng ta còn đến 2.000 điểm lõm sóng, đều là những chỗ rất khó khăn tồn tại nhiều năm nay".

Các doanh nghiệp công nghệ sẽ miễn phí 6 nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam gồm: VNEdu, ViettelStudy, MobiEdu, Onluyen, Hocmai, Misa EMIS với giá trị ủng hộ lên tới 200 tỷ đồng. Các địa phương trên cả nước cũng đã ủng hộ, đóng góp được 63 tỷ, 8 máy tính và 630 điện thoại thông minh cho chương trình.

Viettel, VNPT, MobiFone cam kết sẽ phủ sóng 100% các vùng lõm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 9 và trên toàn quốc trong năm 2021. Tổng kinh phí triển khai kế hoạch này lên tới gần 3.000 tỷ đồng.

Bước đầu, các em học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang thực hiện giãn cách xã hội và triển khai học trực tuyến tại 8 địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp , Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bình Phước) sẽ được hỗ trợ máy tính và miễn phí dung lượng truy cập internet. Chỉ trong 4 ngày, các nhà mạng đã hoàn thành lắp đặt 45 trạm phủ sóng/tổng số 283 trạm cần lắp đặt ở những vùng lõm sóng, không có sóng viễn thông.

"Một chiếc máy tỉnh bảng cũ có thể bị chúng ta bỏ quên ở đâu đó, nhưng lại có thể giúp thay đổi cuộc đời của một em học sinh, giúp em đi học những ngày giãn cách, giúp em tiếp cận kho tri thức nhân loại, giúp các em lớn lên với đầy đủ tri thức để cống hiến lại cho cuộc đời. Chương trình này kêu gọi mọi người dân Việt Nam, ai có máy tính cũ, ai có máy tính mới hãy giúp các em. Không gì hơn là từng cá nhân chúng ta có thể giúp một em học sinh, có tên có tuổi, có địa chỉ và có tương tác. Em học sinh ấy sẽ trở thành một thành viên mới trong gia đình bạn!", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Hiện tại rất nhiều em học sinh thuộc các hộ nghèo chưa có máy tính. Một chiếc máy tính bảng để phục vụ học trực tuyến, mức tối thiểu cũng có giá từ 2-3 triệu đồng là vượt quá khả năng chi trả của nhiều hộ nghèo. Giai đoạn một của chương trình "Sóng và máy tính cho em" sẽ kêu gọi 1 triệu máy tính cho các em.

Có thể nói, với chủ trương đúng và tính nhân văn của nó nên chưa đến 5 ngày, bằng sự vào cuộc nhanh chóng, tích cực của rất nhiều bên, Chương trình "Sóng và máy tính cho em" đã ghi nhận những đóng góp đầu tiên lên đến 1 triệu máy tính cho em.

"Sóng và máy tính cho em" là một giải pháp kịp thời làm giảm sự bất bình đẳng trong tiếp cận công nghệ số, giúp học sinh vùng khó có điều kiện học tập và hội nhập cùng bạn bè.Tất cả cùng chung tay để không một học sinh nào mất đi cơ hội học tập vì đại dịch.

Các nhà mạng nhanh chóng tham gia Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

* Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel cam kết sẽ phủ sóng 100% các vùng lõm ngay trong tháng 9/2021, tại tất cả các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Viettel sẽ miễn 100% phí truy cập và sử dụng nền tảng giáo dục trực tuyến Viettel Study cho toàn bộ học sinh, sinh viên cả nước. Tập đoàn cũng miễn phí 100% data truy cập các ứng dụng về giáo dục K12 Online, phần mềm quản lý trường học SMAS và tặng thêm 50% lưu lượng data cho các gói cước dành cho học sinh, sinh viên (từ 14-22 tuổi). Về máy tính đảm bảo cho việc học tập, 37.000 cán bộ, công nhân viên Viettel sẽ gửi tặng 37.000 máy tính bảng đến những học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc.

* MobiFone đã gấp rút lắp đặt bổ sung các trạm phát sóng, tăng công suất trạm để tăng cường vùng phủ trạm 4G. Đơn vị này cũng nhân đôi băng thông kết nối Internet cho thuê bao băng thông rộng, giữ nguyên giá gói cước. Trong tháng 9, MobiFone sẽ chủ trì hoàn thành phủ sóng 54 thôn/bản tại 5 tỉnh Cần Thơ, Bình Phước, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Phú Yên. Dự kiến có 500 trường học, tương ứng khoảng 500.000 học sinh, sinh viên được nhận hỗ trợ từ nhà mạng.

* VNPT sẽ tham gia hỗ trợ 37.000 máy tính bảng cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những đối tượng này sẽ được miễn phí 4Gb data/ngày trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến.

Bên cạnh đó, VNPT đã bắt tay ngay vào việc khảo sát, phân tích, đưa ra phương án và thực hiện cuốn chiếu tại từng điểm theo thứ tự ưu tiên. Các hạng mục công việc đang được VNPT triển khai với tiến độ khẩn trương nhất, đảm bảo hoàn thành phủ sóng các thôn/bản còn lại trong tháng 9/2021.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Học sinh dân tộc thiểu số hưởng lợi từ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO