Insurtech có đe dọa quyền riêng tư?

Trương Ngọc Huyền| 21/05/2019 19:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày nay, khi nhiều luồng dữ liệu trở nên có sẵn, các lỗ hổng kỹ thuật số cũng bắt đầu mở rộng. Những vấn đề cơ bản này đặt ra câu hỏi – tính khả thi của insurtech là gì? Insurtech là từ ghép của 2 từ “Insurance” (Bảo hiểm) và Technology (Công nghệ) - công nghệ bảo hiểm.

insurtech

Nhiều ngành công nghiệp đã được định hình lại do các công nghệ đột phá, và xu hướng này hiện cũng đang định hình lại thế giới bảo hiểm. Từ những thách thức xuất phát từ sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp Insurtech, cho đến các công ty khổng lồ như Amazon, các công ty bảo hiểm được thành lập từ trước đã buộc phải điều chỉnh theo bối cảnh của ngành công nghiệp đang thay đổi.

Kể từ năm 2012, hơn 8 tỷ đô la đã được đầu tư vào insurtech, do đó người tiêu dùng cần nhận thức được các công nghệ mới ảnh hưởng đến họ như thế nào. Những tiến bộ công nghệ như Internet of Things (IoT), blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng đơn giản hóa các quy trình cho các công ty bảo hiểm. Điều này có nghĩa là trong tương lai, người tiêu dùng sẽ nhận được các chính sách bảo hiểm được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của họ, bảo lãnh nhanh hơn và quan trọng nhất là các chính sách rẻ hơn.

Tuy nhiên, cá nhân hóa có thể là bước tiến đúng hoặc sai lầm cho người tiêu dùng. Điều này là do insurtech sẽ dễ dàng truy cập dữ liệu chi tiết và cá nhân hóa hơn. Chính điều này cũng làm tăng mối lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu.

Những đối tượng được hưởng lợi lớn từ các thiết bị IoT

Đối với các công ty bảo hiểm, Internet of Things chính là con gà đẻ trứng vàng của họ. Trong suốt một thời gian dài, kể cả hiện tại, bảo lãnh bảo hiểm nhân thọ chủ yếu phụ thuộc vào các chỉ số gián tiếp như nghề nghiệp, giới tính và tuổi của chủ hợp đồng.

Tuy nhiên, sự hiện diện của các thiết bị IoT như Fitbit hoặc Apple Watch cho phép các công ty bảo hiểm hiểu rõ hơn về lối sống của cá nhân, ví dụ, thời gian họ ngủ hoặc thời lượng họ tập thể dục, đó là dữ liệu quan trọng để đánh giá rủi ro đáng tin cậy.

Người tiêu dùng càng khỏe mạnh, phí bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm sẽ có thể thu thập trong suốt vòng đời chính sách càng tăng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các công ty bảo hiểm khác nhau đã đưa ra các chính sách có lợi cho bảo hiểm nhân thọ tương tác trực tuyến, có nguồn gốc từ dữ liệu lấy từ các thiết bị đeo được. Trong khi đó, hiện tại người mua bảo hiểm không bắt buộc phải cấp quyền truy cập vào Apple Watch, các công ty bảo hiểm vẫn tích cực khuyến khích điều đó, và thậm chí cung cấp các ưu đãi như giảm giá và các đặc quyền khác.

Đáng tiếc, đối với người tiêu dùng, khi nói đến quyền riêng tư và bảo mật, họ có thể phải thỏa hiệp về vấn đề này vì các thiết bị IoT không đáng tin cậy. Một ví dụ điển hình là một cuộc tranh cãi xảy ra vào năm ngoái với máy theo dõi thể dục Strava, thiết bị này cuối cùng đã tiết lộ các địa điểm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.

Điều này minh họa cho vấn đề cách quản lý dữ liệu kém có thể gây nguy hiểm. Do dữ liệu thực sự là một tài nguyên mới, tất cả các dữ liệu nhạy cảm độc quyền được thu thập bởi thiết bị đeo rất dễ bị quản lý và khai thác một cách không thỏa đáng. Mặc dù có khả năng là người dùng có thể tin tưởng các bên thứ ba bảo vệ dữ liệu của mình. Nhưng những người ủng hộ quyền riêng tư nên đặt ra mối lo ngại về lý do tại sao các công ty bảo hiểm yêu cầu truyền thông tin của mình trong mọi trường hợp.

Cái giá thật sự của việc xét nghiệm AND của bạn

Ngày nay, việc thực hiện xét nghiệm ADN để điều tra về nguồn gốc tổ tiên hay xét nghiệm các bệnh di truyền đã ngày càng trở nên phổ biến và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, thực tế dường như vô hại này có thể tồn tại một mặt tối. Bạn có thể để ý rằng bộ dụng cụ xét nghiệm DNA có giá cả phải chăng một cách đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, giá trị thật được tạo ra ở nơi khác. Chẳng hạn, công ty dược phẩm GlaxoSmithKline đã mua quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu kết quả xét nghiệm di truyền của 23andme để kiếm được 300 triệu đô la. Đây chỉ là một trong nhiều công ty mua dữ liệu di truyền.

Những lo ngại về quyền riêng tư không kết thúc ở đây. Đương nhiên, các công ty bảo hiểm có xu hướng quan tâm đến những hiểu biết về dữ liệu xét nghiệm ADN, đặc biệt là trong trường hợp bảo hiểm nhân thọ. Các công ty bảo hiểm yêu cầu các chủ hợp đồng bảo hiểm tiềm năng tiết lộ bất kỳ thông tin nào có liên quan về mặt y tế trong quy trình bảo lãnh phát hành, và được hỏi thêm về các xét nghiệm di truyền.

Điều này có khả năng dẫn đến các phán xét thiên vị, theo đó một số người sẽ được cung cấp các chính sách không tốt do kết quả xét nghiệm của họ hoặc thậm chí tệ hơn là bị từ chối hoàn toàn các dịch vụ. Các nhà phê bình cũng đưa ra quan ngại về thực tế rằng, các khuynh hướng đối với các bệnh được thể hiện trong xét nghiệm DNA không xác định rằng chủ hợp đồng sẽ phải chịu đựng những căn bệnh đó, và điều này khiến khách hàng gặp bất lợi trong quá trình đánh giá rủi ro.

Có công ty bảo hiểm có theo dõi phương tiện truyền thông xã hội của bạn?

Rõ ràng là bất cứ điều gì con người chọn để đăng trên phương tiện truyền thông xã hội đều không còn riêng tư. Tuy nhiên, dường như người dùng phương tiện truyền thông xã hội cần đưa các công ty bảo hiểm vào danh sách những người theo dõi tiềm năng của họ.

Hiện tại, tiểu bang New York chính thức ủy quyền cho các công ty bảo hiểm sử dụng tài khoản truyền thông xã hội của khách hàng để xác định phí bảo hiểm của họ. Hầu hết các công ty bảo hiểm có rất ít hướng dẫn pháp lý về vấn đề này.

Có nhiều lý do tại sao các công ty bảo hiểm có thể giám sát tài khoản truyền thông xã hội của các chủ hợp đồng. Một lý do là nếu một chủ hợp đồng đăng ảnh từ một chuyến đi bộ mà họ được cho là bị gãy chân trong chuyến đi chơi đó, họ có thể gặp rắc rối. Một lý do khác là sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để làm mô hình dự đoán trong quá trình bảo lãnh phát hành. Sự hiện diện của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo cho phép các công ty bảo hiểm phân tích hiệu quả dấu chân của phương tiện truyền thông xã hội trong vòng vài giây.

Liệu insurtech là một sự đánh đổi?

Insurtech không thể bị bỏ qua và nó dường như vẫn sẽ tồn tại trong thời gian dài. Nó có khả năng làm cho các kế hoạch bảo hiểm thân thiện với người tiêu dùng hơn, linh hoạt hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những tiện ích mới này không có cái giá của chúng. Đối với insurtech, sự đánh đổi có thể là bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Insurtech có đe dọa quyền riêng tư?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO