"Không nhà": Sách hay nhất được New York Times bình chọn

.| 05/03/2020 14:23
Theo dõi ICTVietnam trên

“Không nhà” viết về quá trình sinh tồn, lăn lộn của người thổ dân da đỏ trên mảnh đất mới, sau khi người da trắng tiến hành xâm lược mảnh đất tổ tiên của họ.

Tác giả, Tommy Orange là một tiểu thuyết gia và một nhà văn đến từ Oakland, California, Hoa Kỳ. Có lẽ bởi vậy Tommy đã lựa chọn và viết về Oakland, cũng chính là cuốn tiểu thuyết “Không nhà”, được bình chọn là 10 cuốn sách hay nhất năm 2018 theo bình chọn của The New York Times.

Phần mở đầu của cuốn tiểu thuyết không phải trang viết dài dòng, tác giả đã chọn thế này:

''Trong thời kỳ đen tối
Ta vẫn sẽ hát ca?
Ta vẫn sẽ hát ca
Về thời kỳ đen tối"

Ban đầu, người đọc sẽ khó để biết được tinh thần của cuốn sách sẽ là gì: Là sự bi thương hay lạc quan? Điều cần thiết là độc giả luôn chuẩn bị một tinh thần tốt để bước chân vào “mảnh đất” chắc chắn là đen tối, kể về câu chuyện của cuộc đời những con người “khốn khổ”.

Ban đầu Tommy không ngay trực tiếp đưa người đọc vào câu chuyện của mình mà như một cách dẫn chuyện, ông đưa vào những dữ liệu có thật trong lịch sử về cuộc xâm lược của người da trắng lên vùng đất bản địa của người da đỏ. Cách viết này tạo sự chân thực nhất định cho tác phẩm, bởi nó là sự đan cài của sự thật với văn chương.

Đó là những câu chuyện lịch sử về những chiếc thủ cấp, các cuộc cuộc thanh trừng kinh hoàng của người da trắng. Là sự giết hại, cướp bóc dã man lên người dân bản địa, rồi sau đó đẩy những người bản địa phải tha phương cầu thực, từ bỏ đi tên họ và quê hương của chính mình. Đây là một sự lý giải cho người đọc vì sao câu chuyện được bắt đầu, do đâu mà Tommy Orange đã viết “Không nhà”.

Nhìn vào tác phẩm, ta sẽ thấy nếu như người ta nhìn phương Tây, nhìn người da trắng là sự phát triển và văn minh của nhân loại thì văn minh của nhân loại thực ra không vượt ra bên ngoài thời kỳ dã man là bao mà chỉ là dã man theo một cách khác. Bởi vì họ chẳng qua là những kẻ mạnh hơn và thành công trong các cuộc xâm chiếm, xóa bỏ đi bản sắc của dân tộc khác rồi khoác lên mình bộ áo “văn minh”.

Người da đỏ ở thành thị họ chơi vơi và đau khổ khi đánh mất đi mảnh đất của mình. “Chẳng có ai thực sự lớn lên ở đây”. Nó làm liên tưởng đến một nhân vật của Việt Nam cũng bị bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính chính là “Chí Phèo”. Xã hội và những bất công đã tước đi quyền được làm một con người bình thường của họ.

Chí Phèo hay những người thổ dân da đỏ họ đều là những người bị đẩy ra bên ngoài lề của sự sống, bị bóp nghẹt và tra tấn dã man từ bên ngoài lẫn bên trong. Và sự cứu rỗi nào dành cho những con người ấy cũng đều quá muộn màng và đau xót.

Ngoài vấn đề về nội dung thì lối viết của Tommy thật sự rất cuốn hút. Lối viết mang đậm màu sắc của một người từng trải, hiểu biết khi ông luôn đan cài những quan điểm thông qua lời thoại như là: “Chúng ta không sở hữu thời gian cháu ạ, thời gian sở hữu chúng ta. Nó giữ chúng ta trong miệng như con cú ngậm con chuột già. Chúng ta bối rối. Chúng ta đấu tranh để được giải phóng, nhưng lại để nó moi mắt với ruột để ăn và rồi chúng ta sẽ chết như những con chuột già".

Cái tên “Không nhà” thật sự gợi lên nhiều xúc cảm, cũng lại làm liên tưởng đến vài câu trong bức thư mà Lưu Quang Vũ từng gửi cho Xuân Quỳnh: “Nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.” Hẳn chính là vậy, người da đỏ cũng đang thanh thản và yên tĩnh vùi mình trong nỗi khổ của việc đánh mất tên họ và quê hương.

Học sinh ở Việt Nam có bài học hồi cấp hai “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” với tràn ngập tình yêu thiên nhiên, chim muông, cây cối. Người da đỏ họ yêu mảnh đất của mình như máu thịt và trong họ có dòng chảy của núi rừng. Thế nhưng trong “Không nhà” ngay phần bìa sách được trích dẫn rằng : “Chúng tôi đi xe buýt, xe lửa và xe hơi trên những con đường nhựa. Người da đỏ không trở về vùng đất của mình. Vùng đất đó là khắp mọi nơi và cũng là không nơi nào.” Không khó để nhận ra được họ đã không còn là họ nữa.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
"Không nhà": Sách hay nhất được New York Times bình chọn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO