Không phải tất cả hacker đều xấu

Cao Thiên| 30/11/2021 17:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Chúng ta thường nghe nói đến hacker mũ đen, hacker mũ trắng và hacker mũ xám, nhưng thực tế còn có hacker mũ đỏ, hacker mũ xanh da trời, hacker mũ xanh lá cây. Họ là ai và họ làm gì?

Nói đến "hacker" (tin tặc), mọi người thường nghĩ đến hình ảnh một kẻ xấu ngồi trong phòng tối, cố gắng đột nhập vào mạng máy tính. Nhưng không phải tất cả các hacker đều xấu. Có nhiều loại hacker khác nhau. Một số hacker không tốt, và một số không gây hại.

Vậy có những loại/kiểu hacker như thế nào? Và tại sao họ lại làm hacker?

Tại sao hacker lại tấn công mạng?

Vào cuối một ngày, thành công của một hacker sẽ được đo lường bằng việc thực hiện được những mục tiêu mà họ đã đề ra; và mục tiêu đó không giống nhau giữa các hacker.

Dưới đây là một số lý do tại sao tin tặc lại hack hệ thống.

Tự hài lòng

Đối với một số tin tặc, cảm giác hồi hộp khi xâm nhập vào các mạng phức tạp nhất là tất cả sự thỏa mãn mà họ cần. Nó củng cố niềm tin về các kỹ năng của họ và tăng cường sự tự tin của họ.

Sự tự hài lòng mà một hacker thu được có thể không có ý nghĩa đối với người khác, nhưng điều đó không quan trọng. Họ có thể làm mọi thứ để chứng minh một quan điểm, không dành cho ai khác, ngoài chính họ.

Lợi nhuận tài chính

Lợi nhuận tài chính luôn là động cơ chính đằng sau các cuộc tấn công mạng. Vì không có quá nhiều người có bí quyết kỹ thuật để hack hệ thống nên kẻ tấn công được thuê để làm công việc này sẽ được đền bù thỏa đáng.

Hoặc họ có thể thực hiện các vụ tấn công cho chính họ. Một cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu nhạy cảm bao gồm chi tiết thẻ tín dụng và số an sinh xã hội, và sau đó sẽ có người mua, sử dụng những thông tin đó để lấy tiền của các cá nhân và tổ chức. Lợi nhuận tài chính khổng lồ chính là một động lực chính của tin tặc.

Quyền truy cập thông tin bí mật

Đôi khi, tin tặc tấn công không vì lợi nhuận tài chính. Họ chỉ muốn truy cập những thông tin bí mật mà họ muốn biết.

Một tin tặc sẽ nguyện cam kết cố gắng hết sức để có được thông tin giúp bảo vệ điều gì đó. Nếu điều đó có nghĩa là tấn công hệ thống của đối thủ để truy cập thông tin bí mật của họ và sử dụng thông tin đó chống lại họ, thì họ sẽ tấn công.

Các loại tin tặc và cách chúng hoạt động

Trang Make use of đã phân loại các kiểu tin tặc, dựa trên mối quan hệ của họ với chủ sở hữu của mạng hoặc hệ thống bị tấn công. Dưới đây là các loại hacker và cách thức hoạt động của chúng.

Hacker mũ đen

Cụm từ “hacker mũ đen” mô tả hoàn hảo về một nhân vật phản diện - hãy tưởng tượng họ đội một chiếc mũ đen, mặc bộ quần áo toàn màu đen, cố gắng đột nhập vào một mạng lưới và gây ra thiệt hại.

Hacker mũ đen là loại hacker tồi tệ nhất, hoàn toàn không tốt. Một khi họ hack hệ thống của bạn, thiệt hại mà họ gây ra có thể là vô hạn.

Các hoạt động của một hacker mũ đen bao gồm:

Gửi tin nhắn lừa đảo.

Thực hiện các cuộc tấn công mạng.

Đánh cắp và bán thông tin cá nhân.

Thực hiện hành vi gian lận tài chính.

Tống tiền nạn nhân bằng các cuộc tấn công ransomware.

Hacker mũ trắng

Hacker mũ trắng hoàn toàn trái ngược với hacker mũ đen.

Rất thành thạo các thao tác tạo ra một cuộc tấn công, song hacker mũ trắng sử dụng bộ kỹ năng của họ vì điều tốt chứ không phải điều ác. Họ bảo vệ các cá nhân và tổ chức khỏi cơn thịnh nộ của các hacker mũ đen.

Còn được gọi là hacker có đạo đức, hacker mũ trắng hoạt động với sự cho phép của chủ sở hữu mạng và trong phạm vi luật pháp cho phép.

Các hoạt động của một hacker mũ trắng bao gồm:

Xác định và sửa chữa các lỗ hổng trong mạng trước khi chúng bị tội phạm mạng phát hiện.

Thực hiện các giải pháp an toàn thông tin hiệu quả trong mạng lưới để ngăn chặn các mối đe dọa trên mạng.

Tạo các công cụ an ninh mạng như chống phần mềm độc hại, chống vi-rút, tường lửa, v.v., để bảo mật mạng.

Có mấy loại hacker và công việc của họ là gì? - Ảnh 1.

Hacker mũ xám

Một hacker mũ xám “nằm ở giữa” hacker mũ đen và hacker mũ trắng. Mặc dù có thể không có ý định xấu, nhưng họ có thể tấn công mạng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu để kiểm tra các lỗ hổng hiện có.

Sau khi quét mạng để tìm các lỗ hổng, hacker mũ xám có thể thu hút sự chú ý của chủ sở hữu mạng lưới, với hy vọng được thuê để sửa các lỗ hổng.

Tin tặc mũ xám cố gắng:

Xác định và sửa chữa các lỗ hổng.

Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp chống lại các lỗ hổng bảo mật.

Tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa trên không gian mạng.

Hacker mũ đỏ

Một hacker mũ đỏ chia sẻ một số điểm tương đồng với một hacker mũ trắng. Họ có ý định tốt để cứu mọi người khỏi các cuộc tấn công mạng. Nhưng hầu hết họ đều đi sai cách.

Trong nhiệm vụ thiết lập các biện pháp phòng thủ chống lại các cuộc tấn công mạng, một hacker mũ đỏ sử dụng mọi phương tiện có thể, ngay cả khi chúng bất hợp pháp. Về cơ bản, họ làm điều đúng nhưng sai cách.

Các hoạt động của một hacker mũ đỏ bao gồm:

Đột nhập vào mạng của một tin tặc mũ đen để phá vỡ các kế hoạch tấn công mạng.

Khởi động phần mềm độc hại chống lại những kẻ xấu.

Thắt chặt an ninh mạng của một mạng lưới để chống lại các mối đe dọa trên mạng.

Hacker mũ xanh da trời

Thực tế có hai loại hacker mũ xanh. Một là hacker mũ xanh ra ngoài để trả thù. Họ không vì tiền bạc hay danh vọng, mà là mong muốn gây ra nỗi đau cho mục tiêu của họ, những người chắc chắn đã làm sai ý họ theo cách này hay cách khác.

Một tin tặc mũ xanh da trời làm mọi cách để làm bẽ mặt hoặc xấu hổ mục tiêu của họ và không dừng lại cho đến khi họ đạt được mục tiêu của mình.

Nhưng một hacker mũ xanh cũng có thể là một chuyên gia bảo mật độc lập. Họ có kỹ năng cao trong công việc và thường được các tổ chức mời để kiểm tra các lỗ hổng trong mạng lưới.

Một hacker mũ xanh da trời là người cần thiết nếu tổ chức muốn triển khai các biện pháp an ninh mạng như kiểm tra khả năng thâm nhập để bảo mật mạng của mình. Hacker mũ xanh da trời bắt đầu một cuộc tấn công vào một hệ thống với sự đồng ý của chủ sở hữu hệ thống để tìm ra những cách hiệu quả nhằm bảo mật mạng trước những cuộc tấn công như vậy.

Hacker mũ xanh lá cây

Một hacker mũ xanh lá cây là một người mới làm quen với công việc của một hacker. Mặc dù họ vẫn đang học các quy tắc, nhưng họ rất mong muốn phát triển. Và kết quả là, họ làm nhiều nhất để chứng minh năng lực của mình.

Trong hầu hết các trường hợp, tin tặc mũ xanh lá cây không nhận thức được hậu quả của các cuộc tấn công mà họ triển khai. Được thúc đẩy bởi mong muốn chứng minh một quan điểm, hacker mũ xanh lá cây rất nguy hiểm vì họ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng một cách mù quáng.

Tạo sự cân bằng trong an toàn thông tin

Thật tốt khi biết rằng tất cả các tin tặc đều không xấu, phải không? Các loại tin tặc khác nhau tạo ra sự cân bằng trong thế giới an ninh mạng. Khi những tin tặc xấu cố gắng gây ra những sự vụ tàn phá, thì những tin tặc tốt đang cố gắng ngăn chặn chúng.

Tấn công mạng đang trở thành một ngành kinh doanh nghiêm túc. Đôi khi, nỗ lực bảo mật không gian mạng nội bộ của bạn có thể không đủ mạnh, và bạn cần các dịch vụ của những tin tặc có thiện chí để bảo vệ mạng lưới, đồng thời giúp họ kiếm tiền.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Không phải tất cả hacker đều xấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO