Luật Viễn thông, Tần số VTĐ thúc đẩy Viễn thông phát triển vượt bậc, đóng góp phát triển kinh tế xã hội

Lan Phương| 18/03/2016 16:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng nay ngày 18/3/2016, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá thi hành Luật Viễn thông – Luật Tần số vô tuyến điện. Luật Viễn thông và Luật Tần số VTĐ ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông, phát thanh truyền hình, hàng không, hàng hải, vệ tinh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đây là hội nghị đánh giá lại kết quả năm năm thực hiện Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Viễn thông trong cơ quan quản lý nhà nước và thực tiễn xã hội. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải; đại diện một số cơ quan của Chính phủ và các Bộ, Ban Ngành, cơ quan của Quốc hội và các doanh nghiệp viễn thông.

Luật Viễn thông và Luật Tần số được Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 23/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông, phát thanh truyền hình, hàng không, hàng hải, vệ tinh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Theo báo cáo của Hội nghị, sau 5 năm thi hành Luật Viễn thông, Luật Tần số VTĐ, hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet đã được đầu tư mạnh mẽ, phát triển mạnh và hoạt động ổn định. Số lượng thuê bao viễn thông di động internet băng rộng, đặc biệt số lượng thuê bao di động băng rộng 3G tăng nhanh.

Số liệu thống kê tính đến tháng 12/2015 cho thấy, đã có 7,7 triệu thuê bao Internet băng rộng cố định; 35,8 triệu thuê bao 3G (đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân). Thông tin di động băng hẹp đã phủ sóng cả nước, vùng phủ sóng thông tin di động băng rộng ngày càng được mở rộng nhờ việc sử dụng công nghệ mới trên băng tàn 900MHz và tăng số lượng các trạm phát sóng vô tuyến điện đã cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ di động băng rộng.

Số lượng mạng thông tin vô tuyến điện dùng ở các sân bay, taxi, bảo vệ xây dựng, siêu thị, nhà hàng đều tăng nhanh chóng, trung bình 15%/ năm. Năm 2015 có hơn 4200 mạng. Toàn quốc, đã có 22 cảng hàng không nội địa và quốc tế được trang bị hệ thống thiết bị vô tuyến điện hạ cánh chính xác ILS, với gần 200 đài vô tuyến dẫn đường hàng không để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Về hàng hải, 1880 đài tàu biển đã được trang bị các  thiết bị thông tin liên lạc bảo đảm an toàn hàng hải toàn cầu, 10.873 tàu cá xa bờ đã sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc tầm xa HF để liên lạc và nhân thông tin từ bờ, đảm bảo an toàn cho băng tần . Hệ thống vệ tinh viễn thông thứ hai VINASAT-2 đã sử dụng khoảng 60% băng tần, đánh dấu ảnh hưởng to lớn của việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh trong sự phát triển thông tin vô tuyến điện của nước nhà. 

Doanh thu trong lĩnh vực viễn thông năm 2015 ước đạt 340.000 tỷ đồng lợi nhuận ước đạt 56.000 tỷ đồng, góp vào ngân sách nhà nước 46.880 tỷ đồng. So với năm 2009 khi hai luật được ban hành, tổng doanh thu trong lĩnh vực viễn thông hơn 116.000 tỷ đồng. Cùng với việc tăng cường, củng cố thị trường trong nước, các doanh nghiệp viễn thông đã có đủ lực đê thực hiện tốt các dự án đầu tư ra nước ngoài.

Công tác bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh được tăng cường, với việc đăng ký thành công tần số và quỹ đạo để phóng vệ tinh VINASAT-2, VNREDSat-1, cũng như việc đăng ký thành công hàng ngàn tần số với Liên minh viễn thông quốc tế, trong đó có tần số tại biển trường sa. Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế, tham gia sâu rộng trong việc đặt ra các quy tắc chung về quản lý tần số và quỹ đạo vệ tinh ở cấp độ quốc tế.

Môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông, xu hướng phát triển của công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện đang có những sự thay đổi hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Cùng với xu hướng hội tụ công nghê, dịch vụ việc tổ chức đánh giá công tác thực thi của luật viễn thông, luật tần số là hết sức cần thiết để đánh giá tính hiệu quả của công tác thực thi pháp luật trong thời gian qua, cũng như có các biện pháp phù hợp cần thiết trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã khẳng định trong giai đoạn 05 năm 2010-2015 sau khi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện được ban hành và đi vào cuộc sống, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần tích cực vào thành công chung của Chính phủ trong phát triển kinh tế xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng nhấn mạnh và khẳng định rằng việc thực thi Luật Viễn thông, Luật Tần số VTĐ trong thời gian qua đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp cho các hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nói riêng và thông tin truyền thông nói chung phát triển vượt bậc. Về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và đáp ứng được kịp thời nhu cầu của xã hội, của người dân, đó là:

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

- Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường thông tin di động thông qua việc thi tuyển, đấu giá quyền sử dụng tần số, bảo đảm minh bạch trong cấp phép các băng tần quý hiếm;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục quản lý, cấp phép tài nguyên tần số vô tuyến điện.Thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến điện, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến sử dụng hiệu quả phổ tần;

- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học;

- Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Nâng cao hiệu quả quản lý tần số phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh. 

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông;

- Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông, tần số VTĐ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Tăng cường bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh, nhất là trong bối cảnh thế giới đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

Trên cơ sở rà soát và đánh giá cụ thể, chi tiết những bất cập, thiếu sót trong chính sách quản lý thị trường viễn thông hiện nay, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Luật viễn thông, Luật Tần số VTĐ, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung vào một số nội dung sau đây trong thời gian tới:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan, với xu thế phát triển và trung lập về công nghệ, sự hội tụ của mạng và dịch vụ;tăng cường chính sách quản lý cạnh tranh, bảo vệ cạnh tranh theo thông lệ quốc tế; tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, tạo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp quản lý dựa trên cơ chế thị trườngtheo hướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản và minh bạch hóa các quy trình, thủ tục; chú trọng công tác hậu kiểm và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp thông qua các cam kết ràng buộc mang tính kinh tế, kỹ thuật khả thi; xây dựng chính sách nhằm chống độc quyền, tập trung, tích tụ tài nguyên trong trường hợp doanh nghiệp viễn thông có nguy cơ phá sản, chuẩn bị giải thể, sáp nhập.

 Thứ ba, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ, đặc biệt là trong việc sử dụng không gian công cộng, hạ tầng liên ngành bảo đảm doanh nghiệp có đủ điều kiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nhanh chóng theo nhu cầu phát triển và đúng quy hoạch của địa phương; thúc đẩy việc chia sẻcơ sở hạ tầng,sử dụng tối đa hạ tầng viễn thông đã đầu tư của các doanh nghiệp; giải quyết tình trạng độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư cao tầng, …

Thứ tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, sớm triển khai đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2,6 GHz đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tinh thần của luật, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Thứ năm, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thực thi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện theo các tiêu chí Nhanh, Ổn định, Công bằng, Linh hoạt nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, bền vững thị trường viễn thông, internet, tần số vô tuyến điện, tiếp tục đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác điều hành, quản lý phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

 Thứ sáu,tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý, duy trì cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;quản lý tốt việc sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị khí tài chuyên dụng và sử dụng thiết bị vô tuyến điện bảo đảm an toàn cho xã hội, người dân, cho các hệ thống thông tin chuyên dụng.

Thứ bảy, tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm quyền lợi của người sử dụng thông qua việc minh bạch hóa về giá cước, chất lượng và hạch toán riêng từng dịch vụ, các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng; ngăn chặn, hạn chế tình trạng SIM rác, tin nhắn rác và các hành vi làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tạo điều kiện cho người dân trên mọi miền của Tổ Quốc đều được tiếp cận với các dịch vụ, tiện ích để phục vụ học tập, sản xuất kinh doanh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Học sinh Đà Nẵng đạt giải Nhất viết thư UPU 2024 với bức thư về tình yêu thương dành cho trẻ em
    Vượt qua 1,5 triệu bài viết, bức thư nói về trẻ em thiếu tình thương của nam sinh Nguyễn Đỗ Quang Minh (lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024.
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
Luật Viễn thông, Tần số VTĐ thúc đẩy Viễn thông phát triển vượt bậc, đóng góp phát triển kinh tế xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO