Mạng LTE siêu nhỏ gọn thiết kế cho ứng phó khẩn cấp

Minh Thiện| 14/07/2018 06:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Mạng siêu nhỏ gọn của Nokia là một mạng LTE hoàn chỉnh nằm gọn trong một chiếc hộp bao gồm toàn bộ phần mạng vô tuyến, truyền tải, máy chủ ứng dụng, tạo thành mạng LTE độc lập với bán kính phủ sóng khoảng 2-5 km

Mạng siêu nhỏ gọn(Ultra Compact Network - UCN)là một dự án mới của Nokia, mới được trình bày tại Triển lãm Di động thế giới (MWC) 2018 vừa qua. Nokia đang đưa vào giới thiệu cho các nhà mạng và hy vọng rằng, sắp tới đây, sẽ có nhiều cơ hội được đưa vào thử nghiệm tại thị trường Việt Nam.

Giới thiệu UCN tại Việt Nam

Mạng siêu nhỏ gọn của Nokia là một mạng LTE hoàn chỉnh bao gồm radio, mạng lõi, và ứng dụng, có thể được triển khai trong vòng vài phút để cung cấp các dịch vụ thoại, video và dữ liệu băng rộng, dùng cho dịch vụ công và các khách hàng LTE tư nhân. Đây là một dạng thức nhỏ nhất của hệ thống LTE nhỏ gọn và dễ dàng triển khai của Nokia, được sử dụng cho các tác vụ truyền thông trọng yếu.

Đây là một mạng độc lập có thể phủ sóng cho các khu vực ở xa hoặc đang bị tắc nghẽn, cho phép những người phản hồi đầu tiên và người dùng quan trọng có kết nối băng rộng ngay lập tức, và cũng có thể dùng như mạng dự phòng trong trường hợp rớt mạng, ví dụ khi xảy ra tai nạn hoặc thiên tai.

UCN rất phù hợp cho thị trường Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam có những thiên tai xảy ra như lũ lụt dẫn đến sự cố về mạng viễn thông. Trong trường hợp đó, nếu các nhà mạng sử dụng UCN, chỉ mất 30 phút để đưa vào sử dụng để ứng cứu. Hoặc trong tình huống khẩn cấp, động đất, cứu hộ, UCN có thể được sử dụng hữu hiệu. Đây là mạng nhỏ tất cả trong một, có thể được “xách tay” đi khắp nơi.

Có nhiều lựa chọn để kết nối cho UCN, đầu tiên là vệ tinh. Trong trường hợp thảm họa xảy ra, kết nối trên mặt đất bị hỏng, thì lựa chọn đầu tiên cho kết nối sẽ là vệ tinh.

Thông thường, mạng di động có ba phân hệ: truy cập vô tuyến, truyền tải, và mạng lõi. Tuy nhiên, khi có thảm họa xảy ra, mạng thông thường tê liệt. Nokia đưa ra giải pháp mạng siêu nhỏ gọn trong một chiếc hộp bao gồm toàn bộ phần mạng vô tuyến, truyền tải, máy chủ ứng dụng, tạo thành mạng LTE độc lập với bán kính phủ sóng khoảng 2-5 km, tùy thuộc địa hình và độ cao antenna. Nhân viên cứu hộ trong vùng đều có thể kết nối để liên lạc với thiết bị được đăng ký với máy chủ (sử dụng cho trường hợp cứu hộ). Thông thường, trong trường hợp khẩn cấp, đây là mạng độc lập, người sử dụng mạng này có thể liên lạc với nhau, nhưng nếu có vệ tinh, cáp quang, người dùng hoàn toàn có thể kết nối với các thuê bao khác.

Mạng siêu nhỏ mạng lại nhiều lợi ích cho người sử dụng: Phủ sóng LTE ngay lập tức với độ tin cậy cao cho những nhiệm vụ quan trọng hoặc dịch vụ khẩn cấp; Vận chuyển dễ dàng; Vận hành trong vòng 5 phút; Chống chọi được với điều kiện khắc nghiệt; Người không có chuyên môn kỹ thuật có thể sử dụng; Bảo mật; Sử dụng lâu dài; Hiệu năng cao; Tiết kiệm chi phí…

Trong tương lai Nokia sẽ mang đến cấu hình meshed để hai box kết nối với nhau

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
Mạng LTE siêu nhỏ gọn thiết kế cho ứng phó khẩn cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO