Máy chủ DNS là gì?.

Nguyễn Thùy Linh, Lâm Thị Nguyệt| 23/03/2019 20:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu máy chủ DNS là gì, cách thức hoạt động của nó và cách tránh bị tấn công cướp quyền điều khiển.

Máy chủ tên miền, hay còn gọi là DNS, hình thành nên nền tảng của internet. DNS về cơ bản là một hệ thống lưu trữ cho tất cả các trang web và tên miền trên internet, cho phép các thiết bị kết nối với các trang web bằng mạng. Bạn chắc đã từng nghe về khái niệm máy chủ tên, hay còn gọi là NS (nameserver), nó cũng là một phần của DNS và nếu bạn điều hành một trang web và đang chuyển đổi máy chủ, bạn sẽ thường được yêu cầu kết nối tên miền với NS để liên kết tên miền với lưu trữ.

Khi nào máy chủ DNS được sử dụng?

Khi ai đó nhập URL vào trình duyệt web, trình phân giải DNS sẽ quét internet để tìm địa chỉ IP được liên kết với tên miền đó. Bộ giải quyết sẽ tìm kiếm thông qua một máy chủ DNS tại một thời điểm, cố gắng tìm nơi lưu trữ thông tin.

Khi tìm thấy địa chỉ IP đó ở đâu, nó sẽ lọc cho phép các tài sản (như hình ảnh, trang web, các đối tượng trang khác) sau khi lọc sẽ xuất hiện trên màn hình, điều đó có nghĩa là người dùng sẽ thấy trang web họ cần tìm kiếm.

Máy chủ DNS được thiết lập như thế nào?

Các nhà cung cấp dịch vụ internet thường chạy DNS của riêng mình và bộ định tuyến là cửa ngõ giữa thiết bị và DNS, gửi các truy vấn IP đến các máy chủ DNS của các nhà cung cấp dịch vụ internet đang tìm kiếm nơi lưu trữ tài sản của trang web.

Một số máy chủ DNS nhanh hơn những máy chủ khác?

DNS chạy và giải quyết các truy vấn nhanh như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nơi máy chủ DNS được đặt. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ internet phân phối máy chủ DNS của mình trên khắp thế giới, do đó, dù bạn ở bất cứ nơi nào, bạn vẫn sẽ ở gần một nơi nào đó có thể cung cấp năng lượng cho trang web của bạn. Nhưng bạn cũng có thể là một trong những người không may mắn sống xa máy chủ của họ và vì vậy bạn và khách truy cập trang web của bạn sẽ có trải nghiệm chậm hơn.

Tốc độ DNS cũng bị ảnh hưởng bởi khoảng cách của khách truy cập so với DNS. Nếu bạn ở gần, bạn sẽ có trải nghiệm nhanh hơn. Nếu bạn sống ở phía bên kia của thế giới, trải nghiệm của bạn sẽ chậm hơn, mặc dù điều đó hầu như không đáng chú ý.

Nếu bạn đã truy cập một trang web trước đó, việc tra cứu DNS cũng có thể nhanh hơn vì tên máy chủ và địa chỉ IP đã được giải quyết sẽ được lưu trữ cục bộ để nó không phải tìm kiếm kết nối khi bạn nhập tên miền .

Một giải pháp cho vấn đề này (mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến DNS) là sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN). CDN sẽ phân phối nội dung nhanh hơn khi truy vấn được giải quyết bằng cách đặt nội dung của bạn vào vị trí cục bộ cho khách truy cập, nhờ vậy, ngay cả khi DNS mất nhiều thời gian để giải quyết thì nội dung (tức là hình ảnh và tài sản xây dựng lên trang web) sẽ được gửi đến máy tính của người dùng nhanh hơn vì nó không cần phải di chuyển xa.

Bảo mật máy chủ DNS

Đôi khi, các máy chủ DNS có thể bị tin tặc tấn công cướp quyền kiểm soát, dẫn các nạn nhân tới các trang web giả mạo trang web họ đang cố truy cập nhưng địa chỉ IP đã bị thay đổi để nó xuất hiện như thể là trang web chính gốc.

Để tránh trở thành nạn nhân của những trò gian lận như vậy, bạn nên đảm bảo các công cụ phát hiện, chống vi-rút và phần mềm độc hại được cập nhật và nếu bạn thấy thông báo cảnh báo 'chứng chỉ không hợp lệ', tốt nhất là không nên truy cập trang web đó, đặc biệt là nếu nó yêu cầu bạn cung cấp những thông tin nhạy cảm.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Máy chủ DNS là gì?.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO