Máy in, eSport và tiền ảo: những mục tiêu mới của tấn công DDoS

Lan Phương| 03/08/2018 08:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo báo cáo thông tin DDoS (DDoS) Inteligence report) mới nhất của Kaspersky Lab, trong quý II năm 2018, các mạng máy tính ma (botnet) DDoS đã tấn công các tài nguyên trực tuyến tại 74 quốc gia.

Lần đầu tiên trong lịch sử của các báo cáo thông tin DDoS, Hồng Kông đã trở thành một trong ba quốc gia bị tấn công nhiều nhất, xếp vị trí thứ hai; các cuộc tấn công vào Hồng Kông tăng gấp 5 lần và chiếm 17% trong số tất cả các cuộc tấn công DDoS được botnet hỗ trợ. Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn duy trì đứng đầu và thứ ba , trong khi Hàn Quốc xuống vị trí thứ tư. Việt Nam đứng thứ 9.

Top 10 quốc gia có các cuộc tấn công DDoS trong quý II-2018

Các tài nguyên bị tấn công nhiều nhất ở Hồng Kông là dịch vụ lưu trữ (hosting) và các nền tảng điện toán đám mây. Điều đáng chú ý là quý II chứng kiến Việt Nam cũng nằm trong 10 nước đứng đầu về các máy chủ điều khiển và ra lệnh (C&C) hoạt động tích cực nhất. Trong khi đó, Mỹ đã trở thành nước đứng đầu về tiêu chí này, chiếm gần một nửa (45%) các máy chủ botnet C&C đang hoạt động trong quý II.

Hoạt động của botnet DDoS dựa trên Windows giảm gần 7 lần, trong khi hoạt động của các botnet dựa trên Linux tăng 25%. Điều này dẫn đến các chương trình Linux chiếm 95% trong tất cả các cuộc tấn công DDoS trong quý, điều này cũng gây ra sự gia tăng mạnh về tỷ lệ tấn công SYN flood, một phương thức tấn công phổ biến hiện nay - tăng từ 57% lên 80%.

Các mục tiêu tấn công DDoS đặc biệt theo quốc gia trong Quý II-2018

Trong quý II, tội phạm mạng đã bắt đầu khai thác lại một số lỗ hổng rất cũ trong các cuộc tấn công của chúng trước đây. Ví dụ, các chuyên gia báo cáo các cuộc tấn công DDoS liên quan đến lỗ hổng trong giao thức Universal Plug-and-Play được biết đến từ năm 2001, trong khi nhóm phòng thủ DDoS (DdoS Protection Team) của Kaspersky quan sát một cuộc tấn công được tổ chức bằng cách sử dụng lỗ hổng trong giao thức CHARGEN được mô tả từ năm 1983.

Do thời gian phục vụ dài đáng kể và phạm vi giới hạn của giao thức, nhiều máy chủ CHARGEN mở có thể được tìm thấy trên Internet. Chúng phần lớn là máy in và máy photocopy.

Tuy nhiên, việc nắm vững các kỹ thuật cũ đã không ngăn cản tội phạm mạng tạo ra các botnet mới. Ví dụ, tại Nhật Bản, 50.000 camera giám sát được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công DDoS.

Biểu đồ các cuộc tấn công DDoS trong Quý II-2018

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để kiếm tiền từ các cuộc tấn công DDoS vẫn là mục tiêu tiền điện tử và trao đổi tiền tệ. Một trường hợp điển hình là tiền điện tử Verge đã chứng kiến tin tặc tấn công một số mỏ đào tiền ảo và ăn cắp 35 triệu đồng tiền ảo (XVG) trong một sự hỗn loạn phát sinh.

Các nền tảng chơi game tiếp tục được xem là mục tiêu tốt, đặc biệt là trong các giải đấu thể thao điện tử (eSports - hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp). Hơn nữa, theo Kaspersky Lab, các cuộc tấn công DDoS không chỉ ảnh hưởng đến các máy chủ trò chơi (thường được thực hiện để rút tiền chuộc để không phá vỡ sự cạnh tranh) mà còn chính các game thủ tự kết nối từ các nền tảng của riêng họ. Một cuộc tấn công DDoS có tổ chức vào các cầu thủ chủ chốt của một đội có thể dễ dàng dẫn đến việc đội đó thua và bị loại khỏi một giải đấu.

Tội phạm mạng sử dụng các chiến thuật giống nhau để kiếm tiền từ các cuộc tấn công trên thị trường phát sóng trực tiếp trên mạng - các kênh phát trực tuyến các trò chơi điện tử. Cạnh tranh trong phân khúc này là khốc liệt, và bằng cách sử dụng các cuộc tấn công DDoS, tội phạm mạng có thể can thiệp vào các chương trình phát sóng trực tuyến và theo đó, vào thu nhập của một người phát sóng trực tuyến.

Alexey Kiselev, Giám đốc dự án thuộc nhóm phòng thủ DDoS của Kaspersky cho biết: “Có thể có những động cơ khác nhau cho các cuộc tấn công DDoS - phản đối chính trị hoặc xã hội, trả thù cá nhân, cạnh tranh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các cuộc tấn công nhằm để kiếm tiền, đó là lý do tại sao bọn tội phạm mạng thường tấn công các công ty và dịch vụ nơi tạo ra nhiều tiền".

"Các cuộc tấn công DDoS có thể được sử dụng như một bức bình phong để ăn cắp tiền hoặc đòi tiền chuộc để phát động một cuộc tấn công. Số tiền kiếm được từ việc tống tiền hoặc trộm cắp có thể lên đến hàng chục hoặc hàng trăm ngàn và thậm chí hàng triệu USD. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công DDoS được xem như một việc đáng để đầu tư”, Alexey Kiselev cho biết thêm.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Máy in, eSport và tiền ảo: những mục tiêu mới của tấn công DDoS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO