Mối quan hệ đặc biệt nửa thế kỷ Việt Nam - Thụy Điển

Lan Phương| 11/01/2019 20:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2019, Việt Nam và Thụy Điển kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (11/01/1969 – 11/01/2019). Thụy Điển là quốc gia Tây Âu đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg

Trong không khí trang trọng của ngày kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg nhấn mạnh trong hơn nửa thế kỷ qua, Thụy Điển luôn là người bạn và là đối tác của Việt Nam, ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất.

Đại sứ Pereric Högberg nhớ lại chính xác là 50 năm trước, vào ngày 11/1/1969, ở đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh tại Việt Nam, Thụy Điển đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Chính phủ Thụy Điển và nhân dân Thụy Điển đã bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, văn phòng đầu tiên của Đại sứ quán Thụy Điển được khai trương tại khách sạn Metropole ở Hà Nội.

Thủ tướng của Thụy Điển Olof Palme, chính trị gia phương Tây đầu tiên đã lên tiếng rất rõ ràng và mạnh mẽ về cuộc chiến tranh Việt Nam là đáng trách về mặt đạo đức. Thậm chí đến ngày hôm nay, di sản của Olof Palme vẫn hiện diện tại Việt Nam. Không chỉ Chính phủ Thụy Điển có phản ứng về cuộc chiến tranh tại Việt Nam mà cả công chúng tại Thụy Điển cũng ủng hô cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Hơn 2,7 triệu người dân Thụy Điển, 1/3 dân số Thụy Điển tại thời điểm đó, đã ký đơn lên án cuộc chiến tranh và kêu gọi chấm dứt các vụ ném bom.

Đại sứ Pereric Högberg cũng chia sẻ quyết định cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam khi đó là một quyết định gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Thụy Điển, thông qua cơ quan viện trợ SIDA, đã bắt đầu một chương trình hợp tác phát triển lớn. Hỗ trợ phát triển chính thức kéo dài trong 46 năm và lên tới hơn 4 tỷ USD theo giá trị tiền tệ của ngày hôm nay. Thụy Điển là nhà tại trơ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam trong thập niên 70, lớn nhất trong thập niên 80 và lớn thứ tư trong thập niên 90, đã thể hiện khía cạnh về sự giúp đỡ của Thụy Điển.

Trong những năm qua, hàng ngàn người Việt Nam đã tham gia các chương trình đào tạo tại Thụy Điển, học tập nghiên cứu tại các trường đại học Thụy Điển hay làm việc cho các công ty Thụy Điển.

Thương mại hai chiều giữa hai nước hiện cao hơn 1 tỷ USD/năm và tiềm năng còn tăng mạnh trong thời gian tới. Cho tới thời điểm này, một số các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất và thành công nhất của Thụy Điển như ABB, Ericsson, H&M, IKEA, Volvo, AstraZeneca, Atlas Copco, SKF, Tetra Pak, Electrolux và nhiều công  ty khác đã và đang kinh doanh tại Việt Nam. Chúng ta cũng nhận thấy có một sự gia tăng ấn tượng về số lượng các công ty Thụy Điển cung cấp hàng hóa, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo tại Việt Nam.

Năm 2019, rất nhiều bước mới mẻ trong quan hệ đối tác được thực hiện, Đại sứ tin tưởng “Tình hữu nghị giữa hai nước sẽ lớn mạnh và phát triển hơn. Mối quan hệ thương mại, khoa học, văn hóa và xã hội dân sự giữa hai nước sẽ tiếp tục nở rộ”.

Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục câu chuyện thành công về phát triển kinh tế và xã hội của mình. Đất nước và nhân dân Thụy Điển sẽ luôn là người bạn thân thiết của đất nước và nhân Việt Nam – hôm nay, hôm qua và trong tương lai của chúng ta!”, Đại sứ Pereric Högberg khẳng định.

Ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao phát biểu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Thụy Điển

Nhấn mạnh về tình hữu nghị hiếm có giữa hai nước, ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao cho biết: “Việt Nam và Thụy Điển đồng hành cùng nhau trong nửa thế kỷ, đó là chặng đường dài và có nhiều dấu ấn mà không phải bất kỳ mối quan hệ nào cũng có thể có được. Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ chân thành và to lớn về tinh thần cũng như vật chất của chính phủ, nhân dân Thụy Điển trong thời kỳ đấu tranh dành độc lập dân tộc của Việt Nam và phát triển đất nước Việt Nam sau này”.

Đối với Việt Nam, Thụy Điển không phải là đất nước xa xôi, mà rất đỗi gần gũi, quen thuộc, hiền hòa. Thụy Điển có tiếng nói quan trọng, uy tín tại châu Âu và trên trường quốc tế. Việt Nam – Thụy Điển tiếp tục đồng hành tiến tới mối quan hệ đối tác chặt chẽ trên cơ sở chia sẻ các mục tiêu chung xây dựng về phát triển bền vững, về một thế giới hòa bình, hợp tác thương mại đầu tư, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, CNTT – viễn thông, công nghệ xanh… “Năm 2019 sẽ mở ra triển vọng ngày càng tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa hai nước”, ông Đinh Toàn Thắng khẳng định.

Nhân dịp này, ông Đinh Toàn Thắng cho biết hai bên khẳng định sự cần thiết của hợp tác tại các thể chế đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEM, ASEAN - EU nhằm góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới; sẵn sàng đối thoại và hợp tác trên các vấn đề toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm. Thông qua việc tham gia tích cực vào hệ thống đa phương, chúng ta có thể góp phần tạo ra một trự tự thế giới quốc tế dựa trên các nguyên tắc chung và đứng lên bảo vệ các giá trị và nguyên tắc mang tính toàn cầu.

Đại sứ quán Thụy Điển thông báo các chương trình đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển

Trong khuôn khổ năm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Điển, hai nước sẽ phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện quan trọng khác bao gồm trao đổi các đoàn cấp cao, Diễn đàn Internet Việt Nam vào tháng 3/2019, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển tại Hà Nội vào tháng 5/2019, Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN tại Thụy Điển, Gala nghệ thuật Việt Nam tại Thụy Điển, Ngày Việt Nam tại Thụy Điển vào tháng 6/2019, Chương trình biểu diễn đồng ca của các nghệ sỹ Thụy Điển tại Việt Nam và một số sự kiện quảng bá giáo dục, đào tạo ý nghĩa khác.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ericsson muốn chọn Việt Nam là nơi phát triển các sản phẩm, công nghệ mới
    Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý Nhà nước về thương mại điện tử
    Bộ TT&TT được giao phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan lĩnh vực thương mại điện tử.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Tăng hiệu quả quản lý vận hành bất động sản với ứng dụng PropTech
    Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản đã mở ra một thị trường mới trong lĩnh vực này, thị trường công nghệ BĐS (PropTech), góp phần mang lại lợi ích cho các bên tham gia đầu tư bất động sản.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
Đừng bỏ lỡ
Mối quan hệ đặc biệt nửa thế kỷ Việt Nam - Thụy Điển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO